Cận cảnh 'quái vật hút máu' được kiểm soát bằng thuốc độc

Theo DK ngày 11/10, đây là cá mút đá, khi trưởng thành trông chúng như lươn, hay cá trình, có thể dài từ 13-100 cm, chúng thiếu cặp vây, cá trưởng thành có đôi mắt to, một lỗ mũi trên đầu, và bảy lỗ ở mỗi bên đầu.

Cận cảnh 'quái vật hút máu' được kiểm soát bằng thuốc độc
Cận cảnh miệng của loài 'quái vật hút máu'. Ảnh: wikipedia

Loài cá này không có hàm mà hàng trăm răng nhọn mọc quanh miệng, thường bám chặt vào con mồi hút máu, mô và sống ký sinh. Chỉ riêng tại Bắc Mỹ, cá mút đá tràn từ biển Đại Tây Dương vào Ngũ hồ, giết hại khoảng 42 triệu kg cá khác mỗi năm. Các nhà chức trách đang tìm mọi cách diệt loài cá này, nhằm bảo đảm đa dạng sinh học.

cá mút đá, cá lạ, sinh học cá, Petromyzontiformes, cá hút máu

Nhìn qua thân hình cá không ai biết được nó là loài cực kỳ gây hại cho hệ sinh thái và sinh vật bản địa

Trong số 180 loài không phải động vật bản xứ ở Ngũ Hồ, cá mút đá là loài duy nhất được đưa vào chương trình kiểm soát trên diện rộng bằng thuốc độc.

Ủy ban Ngư nghiệp vùng Ngũ Hồ, Mỹ tuần trước cho biết loài cá mút đá đang hồi phục và tiếp tục gây hại ở hồ Superior và Erie, buộc nhà chức trách phải tiếp tục áp dụng các biện pháp diệt trừ, Tech Times hôm 8/10 đưa tin.

cá mút đá, cá lạ, sinh học cá, Petromyzontiformes, cá hút máu
Miệng cá mút đá
cá mút đá, cá lạ, sinh học cá, Petromyzontiformes, cá hút máu
Cấu tạo toàn thân cá mút đá

Cá mút đá có xuất xứ từ Đại Tây Dương, du nhập vào hồ Ontario vào giữa những năm 1800 và xâm nhập vào các hồ ở thượng nguồn năm 1921. Năm 1939, cá mút đá đã phân bố khắp lưu vực nhờ hệ thống kênh đào.

Cá mút đá bám chặt vào những loài khác nhờ chiếc miệng có giác hút cắm đầy răng và tạo ra một lỗ nhỏ xuyên qua vảy con mồi bằng chiếc lưỡi sắc bén. Do đó, chúng còn có biệt danh là "ma cà rồng ở hồ".

Để kiểm soát cá mút đá, nhà chức trách sử dụng rào chắn, bẫy, tín hiệu báo động và thậm chí cả thuốc diệt cá. Thông qua phối hợp các biện pháp, chính quyền địa phương có thể xử lý sinh vật ở nhiều giai đoạn khác nhau khi chúng là ấu trùng, cá con hay cá trưởng thành.

cá mút đá, cá lạ, sinh học cá, Petromyzontiformes, cá hút máu
Chúng cũng sống thành đàn, với chiếc răng quanh miệng. Và chúng cá tấn công người khi đói

Trước khi nhà chức trách tích cực kiểm soát quần thể cá mút đá ở vùng Ngũ Hồ, chúng giết chết khoảng 47 triệu kg cá mỗi năm. Nhờ các biện pháp kiểm soát số lượng, số cá bị loài xâm hại này giết giảm xuống còn 4,5 triệu kg/năm.

Cá mút đá có hình dáng giống loài rắn, xuất hiện từ cách đây 200 triệu năm, trước cả loài khủng long và là động vật có xương sống lâu đời nhất thế giới. Điểm đặc biệt ở loài "hóa thạch sống" này là chúng có những chiếc răng sắc như dao cạo xếp thành vòng tròn thay vì mọc thành hàm.

Đăng ngày 12/10/2017
TH
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:53 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:53 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:53 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:53 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:53 29/03/2024