Cần có giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong biển

Nhiều chuyên gia đánh giá hiệu quả khai thác rong biển hiện chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng, đòi hỏi cần có giải pháp phát triển bền vững.

Cần có giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong biển
Người dân phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra quá trình phát triển của rong nho.

Làm giàu từ rong biển

Việt Nam hiện có hơn 800 loài rong biển, gồm: Rong đỏ, rong lục, rong nâu, rong lam với trữ lượng tự nhiên từ 80 đến 100 tỷ tấn. Diện tích nuôi trồng rong biển ở Việt Nam hơn 10.000ha, đạt sản lượng hơn 100.000 tấn tươi/năm. Theo nhiều chuyên gia, thì rong biển góp phần giải quyết được khí thải nhà kính, làm sạch môi trường, hấp thụ các kim loại nặng tại các vùng biển ô nhiễm, các vùng nuôi trồng thủy sản. Khi nuôi đa loài kết hợp rong biển, rong sẽ thu hết các dưỡng chất phát sinh, tận dụng tốt thức ăn. Khi thu hoạch, rong đem về nguồn lợi kinh tế, giúp ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ môi trường.

Trong số hơn 800 loài rong biển thì ở vùng biển nước ta có 90 loài mang lại giá trị kinh tế. Trong đó, hai nhóm loài rong biển có trữ lượng nguồn lợi tự nhiên lớn là rong mơ và rong câu. Khánh Hòa là một trong những địa phương tiên phong trong chế biến, xuất khẩu và tạo ra các sản phẩm có giá trị từ rong biển như: Rong nho được các doanh nghiệp xuất đi Nhật Bản; chiết xuất Fucoidan từ rong nâu…

Phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa được biết đến là “thủ phủ” rong nho của tỉnh Khánh Hòa. Hơn 10 năm trước, vùng ven biển nơi đây bị bỏ hoang, do môi trường nước bị ô nhiễm nặng. Đây là hệ quả của việc nuôi tôm mà người dân địa phương làm theo phong trào trong thời gian dài. Từ năm 2004, người dân phường Ninh Hải bắt đầu nuôi trồng rong nho. Đến nay, ở Ninh Hải đã hình thành được vùng chuyên canh nuôi trồng rong nho để xuất khẩu, với quy mô hàng chục héc-ta, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Ông Nguyễn Văn Ben (tổ dân phố 4 Đông Hà) chia sẻ với chúng tôi: "Hai năm trước, gia đình tôi trồng 3 sào rong nho với kinh phí gần 50 triệu đồng. Mỗi tháng, tôi thu được từ 8 tạ đến 1 tấn rong nho. Giá bán trung bình khoảng 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Rong nho thu hoạch được 8-9 tháng/năm nên đem lại nguồn thu khá ổn định. Năm nay, tôi thuê ao đìa trồng thêm 1ha rong nho nữa..".

Sau 2 năm nuôi tôm chân trắng thất bại, lỗ hơn 100 triệu đồng, ông Trần Như Hoàng (tổ dân phố 4 Đông Hà) cũng chuyển sang trồng rong nho. Năm trước, ông trồng 3,5 sào, mỗi tuần thu được 3 tạ. Sau khi trừ công thu hoạch (7.000 đồng/kg), ông lãi khoảng 12 triệu đồng/tháng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế của rong nho, năm nay, ông đầu tư gần 70 triệu đồng để chuyển gần 1ha ao nuôi tôm và ruộng muối sang trồng rong nho. Theo ông Mai Văn Lỷ, Chủ tịch Hội Nông dân kiêm cán bộ khuyến nông phường Ninh Hải, thời gian gần đây, nhiều hộ đã phát triển mạnh diện tích rong nho trên địa bàn. Năm 2014, phường chỉ có 5 hộ trồng rong nho với diện tích khoảng 7ha. Đến nay, toàn phường có 14 hộ và 2 công ty trồng rong nho với diện tích khoảng 12ha.

Phát triển chưa tương xứng tiềm năng

Tại Hội thảo “Phát triển ngành rong biển tại Việt Nam” do Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ở TP Nha Trang vừa qua, Thạc sĩ Đỗ Anh Duy, Phó trưởng phòng Nghiên cứu bảo tồn biển, Viện Nghiên cứu hải sản cho biết: Ngư dân Khánh Hòa cũng như nhiều địa phương, hiện chủ yếu khai thác rong biển theo kiểu tự phát. Phần lớn số rong biển này được xuất thô theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Mặt khác, việc khai thác rong biển thiếu khoa học đang làm giảm sản lượng và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. "Toàn quốc hiện chưa có quy định tổng thể về vấn đề này. Có rất ít địa phương như Khánh Hòa đã ban hành quy chế quản lý nhưng vẫn còn khá lỏng lẻo”-Thạc sĩ Đỗ Anh Duy chia sẻ.

PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cũng cho rằng, tuy có nhiều tiềm năng nhưng lâu nay, ngành nông nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc trồng rong biển. Hiện nay, không nhiều mặt hàng được chế biến từ rong biển có giá trị gia tăng, nên chưa thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. “In-đô-nê-xi-a là nước cận kề chúng ta nhưng mỗi năm trồng được 10 triệu tấn rong. Việt Nam với vùng biển rộng lớn thì việc trồng được 1-2 triệu tấn là trong khả năng. Thế nhưng, lâu nay, chúng ta chưa quan tâm đến ngành này, nên sản lượng rất thấp”-PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng nói.

Cần có giải pháp bền vững

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường biển cùng với việc khai thác quá mức làm suy giảm nguồn lợi rong biển tự nhiên. Để phát triển và bảo vệ nguồn lợi rong biển Việt Nam, các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp trong quản lý, nuôi trồng và khai thác rong biển tự nhiên đúng mùa vụ, đúng kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ nguồn lợi. Bên cạnh đó, cần mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả nuôi trồng rong biển, tận dụng hết diện tích đã được quy hoạch trên phạm vi toàn dải ven biển, ven đảo. Ngoài đối tượng truyền thống là rong câu, cần bổ sung các đối tượng trồng mới có giá trị, chất lượng cao. Cùng với đó cần xây dựng một số khu bảo vệ nguồn lợi rong biển, kết hợp với các khu bảo tồn thiên nhiên biển để bảo vệ nguồn gen tự nhiên của rong biển.

Theo ông Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, thì hiện đã có những doanh nghiệp xuất khẩu rong biển, nhưng quy mô tương đối nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Thời gian tới, chúng ta cần đánh giá những vùng biển tiềm năng, phù hợp với các đối tượng, từ đó nghiên cứu phát triển các loài bản địa thành sản phẩm hàng hóa, giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, cần sớm có quy hoạch tổng thể để vừa thúc đẩy sản xuất, vừa khai thác bền vững các loài rong biển, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng.

QDND
Đăng ngày 27/06/2017
LA DUY
Nông thôn

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 02:16 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 02:16 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 02:16 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 02:16 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 02:16 13/05/2024