Cần có giải pháp phát triển nuôi cá lồng bền vững

Bắc Ninh có sông Đuống và sông Thái Bình chảy qua với chất lượng nước và lưu tốc dòng chảy phù hợp cho việc phát triển cá lồng.

cảnh thu hoạch cá
Thu hoạch cá ở vùng chuyển dịch xã An Thịnh, Lương Tài. Ảnh: Xuân Cát

Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, nghề nuôi cá lồng ở Bắc Ninh mới chỉ dừng lại ở mức khá. Nếu phát huy lợi thế sẵn có, nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, sử dụng hết tiềm năng mặt nước sẽ trở thành hướng phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi, mở ra hướng làm giàu cho nhiều hộ dân ở địa phương.

Với năng suất bình quân đạt 4 - 6 tấn/lồng nuôi 108m3, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 30 - 40 triệu đồng/lồng. Tuy nhiên, đây là nghề thu nhập lớn nhưng đầu tư cũng lớn so với một hộ gia đình chính vì vậy mức độ rủi ro cao do kiến thức của người dân chưa đủ để áp dụng các quy trình kỹ thuật, an toàn thực phẩm, quy trình phòng trừ bệnh cho cá; rủi ro về thị trường; về bố trí các loại giống nuôi của các hộ dân chưa lợp lý… Bên cạnh đó, một số đơn vị doanh nghiệp xả thải chất độc hại ra các lòng sông ở đầu nguồn, tình trạng mưa lũ thất thường… làm ảnh hưởng đến người nuôi cá.

Từ năm 2012 đến nay, nghề nuôi cá lồng trên sông Thái Bình, sông Đuống thuộc địa bàn tỉnh đã có sự phát triển, góp phần tạo nghề nuôi mới, giúp tăng năng suất, sản lượng thuỷ sản. Một số người dân có thu nhập kinh tế cao và trở thành điểm sáng trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đến năm 2015, số lượng cá lồng đã tăng lên 739 lồng, tập trung ở một số xã như: Trung Kênh (Lương Tài) 308 lồng; xã Đức Long (Quế Võ) 77 lồng; xã Cảnh Hưng (Tiên Du) 74 lồng; xã Song Giang (Gia Bình) 56 lồng… Tuy nhiên, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi cá lồng theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi cá lồng trên sông cũng là điều mà cấp, ngành liên quan quan tâm thực hiện.

Sản lượng cá lồng năm 2015 ước đạt gần 2.700 tấn, tập trung vào các đối tượng thủy sản có giá trị như: cá lăng, trắm cỏ, ngạnh, diêu hồng. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, đặc biệt là việc phòng chống dịch bệnh cho cá và vấn đề môi trường. Đa phần người nuôi mới chỉ đi học tập kinh nghiệm ở một số địa phương, chưa qua các lớp tập huấn, nên kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải... còn thiếu. Vì thế, phải tính đến phương án phát triển bền vững, tránh kiểu nuôi ồ ạt, khi thị trường không ổn định lại phá bỏ sẽ thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Đồng thời, để phát triển cá lồng một cách bền vững thì cần phải có sự quy hoạch chi tiết đối với từng địa phương (địa điểm) và phổ cập kỹ thuật chăn nuôi cho người dân, người nuôi cá.

Cán bộ kỹ thuật thủy sản phải có kiến thức cơ bản trong quá trình chăm sóc, quy hoạch, quản lý nguồn nước. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thay thế kiểu lồng nuôi để phù hợp cho việc ương cá giống, nuôi cá thương phẩm nhằm tạo thuận tiện cho việc chăm sóc thu hoạch sản phẩm, bảo đảm vệ sinh, thông thoáng tạo điều kiện cho cá tăng trưởng tốt.

Thời gian, tới để nghề nuôi cá lồng trên sông phát triển bền vững cần nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước trong việc phối hợp quản lý chặt chẽ tình hình phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn; tập trung hướng dẫn cho 100% các hộ nuôi cá lồng về kiến thức nuôi cá theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chấp hành tốt quy định về giao thông đường thuỷ, luật đê điều và cấp mã cho toàn bộ số lồng nuôi cá để phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích hình thành các hợp tác xã, để việc phát triển nuôi cá lồng theo hướng liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm tối đa khâu trung gian, đảm bảo ổn định đầu ra. Chính sách hỗ trợ cá lồng trên sông theo Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND, ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” cần được các cấp, ngành phối hợp triển khai thực hiện chặt chẽ để quản lý, giám sát việc nuôi cá lồng trên sông thực sự có hiệu quả, khẳng định thương hiệu chất lượng, uy tín là “Cá sông” nhằm tạo điều kiện cho người cần mua có thể đánh giá được chính xác nguồn gốc xuất xứ, yên tâm về chất lượng con cá.

Đối với những rủi ro có thể xảy ra cho người nuôi cá lồng cần khuyến cáo cho người dân các địa điểm có thể nuôi, đã được quy hoạch và đảm bảo giao thông đường thuỷ, tuân thủ luật đê điều. Đối với các cơ sở nuôi cá lồng không theo quy hoạch, vi phạm quy định về điều kiện nuôi cá lồng trên sông, giao thông đường thuỷ, luật đê điều cần xử lý nghiêm theo quy định, có như vậy việc phát triển nuôi cá lồng trên sông mới thực sự phát triển bền vững.

Báo Bắc Ninh, 26/01/2016
Đăng ngày 28/01/2016
Nguyễn Thành Trung
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 00:08 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 00:08 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 00:08 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:08 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 00:08 24/04/2024