Cần đề phòng thiệt hại trong nuôi nghêu

Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tiền Giang, tình hình thời tiết, thủy văn trong năm 2016 tiếp tục diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2016 nhiệt độ không khí cao nhất có khả năng xảy ra vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 ở mức 35-370C, độ mặn cũng được dự báo có khả năng tăng cao… Đây là hai yếu tố bất lợi, ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của nghêu nuôi.

thu hoạch nghêu

Hơn nửa, những năm gần đây, nghêu nuôi khu vực ven biển xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) thường xuyên có tình trạng chết hàng loạt trong những tháng đầu năm gây thiệt hại cho người nuôi nghêu hàng trăm tỷ đồng. Gần đây nhất, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4/2015, nghêu nuôi ven biển xã Tân Thành đã xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt với diện tích nghêu nuôi bị thiệt hại là 1.580 ha (chiếm đến 91% diện tích nuôi nghêu của tỉnh), tỷ lệ nghêu nuôi bị thiệt hại khoảng 75-90%.

Để hạn chế thiệt hại do nghêu chết, góp phần thực hiện thắng lợi  vụ nuôi nghêu năm 2016, Chi cục Thủy sản khuyến cáo người nuôi nghêu tuyệt đối không nên thả nghêu giống vào thời điểm từ tháng 1-3 (âm lịch), bởi trong khoảng thời gian này những năm gần đây nghêu thường có hiện tượng chết bất thường gây thiệt hại nặng cho người nuôi nghêu. Mật độ thả nghêu giống không nên thả quá dày, nên thả từ 150-200 con/m2 với cỡ giống lớn từ 400-600 con/kg.

Trước tết Nguyên Đán nếu nghêu đã đạt kích cỡ thương phẩm thì nên tiến hành thu hoạch ngay nhằm tránh thiệt hại xảy ra. Nếu nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch cần chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày, tốt nhất là di  chuyển nghêu đến vùng nuôi an toàn nếu có điều kiện.

Thường xuyên kiểm tra điều kiện sân bãi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước hoặc theo dõi kết quả quan trắc môi trường, mầm bệnh của Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú y để kịp thời có giải pháp hạn chế thiệt hại trong nuôi nghêu nếu các chỉ tiêu môi trường, mầm bệnh vượt ngưỡng thích hợp. Theo tài liệu kỹ thuật nuôi, nghêu sinh trưởng và phát triển tốt khi các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp. Cụ thể, nhiệt độ 28-300C, độ mặn 18-28‰, pH 6-7, ôxy hòa tan 4-6 mg/l.

Thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trường, phát triển của nghêu nuôi, kiểm tra hệ thống lưới chắn để hạn chế nghêu nuôi bị thất thoát, kịp thời di chuyển nghêu, san thưa để nghêu phát triển tốt.

Trong khoảng thời gian từ tháng 8-10 âm lịch hàng năm thường có nước phù sa từ đầu nguồn sông Tiền đổ về và làm lắng đọng bùn đáy khá dày làm ảnh hưởng đến sức khỏe nghêu nuôi nên người nuôi nghêu thường xuyên kiểm tra mức độ bùn đáy; nếu lớp bùn phù sa dày hơn 5 cm cần tiến hành di chuyển nghêu đến bãi bằng phẳng, ít bùn để nghêu sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Cần có biện pháp khai thông các vùng nước đọng trên bãi nuôi để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ gây tăng cao nhiệt độ vào buổi trưa gây chết nghêu. Nếu phát hiện nghêu chết lập tức thu gom nghêu chết trên bãi thành khu vực riêng để tránh lây lan sang nghêu còn sống. 

Tiền Giang, 31/10/2015
Đăng ngày 06/11/2015
Thành Công
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 11:07 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 11:07 10/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 11:07 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 11:07 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:07 10/09/2024
Some text some message..