Cần Giuộc phát triển nuôi tôm hợp tác

Sau hơn 1 năm thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ cao vào SXNN, huyện Cần Giuộc (Long An) đã có 4 HTX và 42 tổ liên kết nuôi tôm nước lợ.

Cần Giuộc phát triển nuôi tôm hợp tác
Nuôi tôm ở Cần Giuộc

Hiện toàn huyện có trên 2.300ha nuôi tôm nước lợ, trong đó 92% diện tích tôm thẻ chân trắng, còn lại 8% diện tích tôm sú, chủ yếu nuôi quảng canh hoặc thâm canh.

Để đẩy mạnh ứng dụng CNC vào nuôi tôm, huyện không chỉ triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật mà còn tổ chức cho nông dân tham quan mô hình tại Bạc Liêu, Trà Vinh… Qua 1 năm hoạt động, tuyên truyền, đến tháng 5/2018 Cần Giuộc đã có 38ha nuôi tôm công nghệ cao.

Ông Đồng Văn Đôn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cần Giuộc cho biết, kết quả cho thấy nuôi tôm ứng dụng CNC cho hiệu quả vượt trội so với nuôi truyền thống, hạn chế được dịch bệnh và sốc môi trường nước, năng suất tăng gấp đôi, lợi nhuận tăng cao.

Ông Nguyễn Thanh Tiền, người đi đầu trong việc đưa ứng dụng CNC vào nuôi tôm của tổ hợp tác số 2, ấp Đông An, xã Phước Vĩnh Đông cho biết, trước đây ông nuôi theo lối quảng canh chỉ thu hoạch được 2 tấn/ha. Sau khi đầu tư SX, vụ vừa rồi, ông thu hoạch được hơn 15 tấn/ha. Mặc dù giá tôm có sụt giảm, nhưng lợi nhuận cũng đạt hơn 30 triệu đồng/tấn.

Ông Võ Văn Một, tổ viên THT số 2 thuộc ấp Đông An, xã Phước Vĩnh Đông chia sẻ, ông nuôi tôm hơn 10 năm nay nhưng chỉ nuôi quảng canh. Từ khi tham gia THT ông được học cách nuôi CNC và tham quan mô hình ở Bạc Liêu và được tỉnh hỗ trợ 70% chi phí xây ao lắng. Ông được cập nhật kiến thức CNC trong buổi họp THT ngày 22 hằng tháng. Ngoài ra anh em trong THT mỗi ngày đều họp nhóm trao đổi thông tin, kinh nghiệm.

Ông Lê Thanh Thuận, cán bộ phụ trách thuỷ sản xã Phước Vĩnh Tây cho biết, 2 năm qua diện tích nuôi tôm tại xã không tăng. Nhưng nhờ ứng dụng CNC nên năng suất tăng lên nhiều. HTX nuôi tôm Phước Vĩnh Tây còn lập quỹ hỗ trợ rủi ro để giúp tổ viên không may có tôm mắc bệnh dịch phải tiêu hủy...

NNVN
Đăng ngày 20/05/2018
Phương Chi
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 15:41 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 15:41 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:41 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 15:41 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 15:41 28/04/2024