Cần hướng phát triển bền vững cho nuôi tôm siêu thâm canh

Người dân đang ồ ạt áp dụng với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, một số không theo quy hoạch, không đảm bảo các điều kiện, gây ô nhiễm môi trường. Nếu các địa phương không có biện pháp quản lý và tuyên truyền hợp lý, kịp thời có thể dẫn đến phá vỡ quy hoạch, lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Cần hướng phát triển bền vững cho nuôi tôm siêu thâm canh
Thu hoạch tôm siêu thâm canh tại xã Hoà Tân, TP. Cà Mau.

Đó là thực trạng đang diễn ra từ các loại hình nuôi tôm siêu thâm canh, bán thâm canh và thâm canh trên địa bàn Cà Mau.

Theo Đề án "Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030’', mục tiêu đến năm 2020 sản lượng tôm đạt 280.000 tấn, đến năm 2030 trên 400.000 tấn.

Phát triển quá nhanh 

Để đạt được mục tiêu trên, cần phát triển mạnh các loại hình nuôi siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh. Mục tiêu là năm 2020 nuôi siêu thâm canh sẽ đạt 1.000 ha, nuôi thâm canh và bán thâm canh 12.000 ha và đến năm 2030 tôm siêu thâm canh đạt 2.000 ha, thâm canh và bán thâm canh 14 ha.

Thế nhưng, có một thực tế là, đã qua việc phát triển nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở các địa phương trong tỉnh phân tán, nhỏ lẻ, một số không theo quy hoạch, không đảm bảo các điều kiện, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thời gian tới, phát triển các loại hình nuôi này mạnh hơn, nếu không có những giải pháp quản lý chặt sẽ gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

Tính đến ngày 24/4/2018, diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh là 9.620,55 ha, với 15.919 hộ nuôi, đang thả nuôi 4.477,72 ha. Trong đó, tôm siêu thâm canh 1.609,339 ha với 1.387 hộ nuôi, nhưng chỉ một số ít hộ nuôi nằm trong quy hoạch và áp dụng đầy đủ các quy trình kỹ thuật. 

Vừa qua, trên địa bàn huyện U Minh xảy ra trường hợp ông Triệu Minh Tuyền nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh tại Ấp 6, xã Khánh Hoà, xả thải không qua xử lý dẫn đến khiếu kiện của người dân địa phương.

Ông Đỗ Thanh Dân, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh, cho biết: “Qua xác minh thì có việc đó xảy ra. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Tuyền phải đăng ký với UBND xã, thực hiện đúng các quy định về nuôi tôm siêu thâm canh. Sau khi được sự đồng ý của UBND xã, ông Tuyền mới được nuôi, phải thực hiện đúng các quy định về nuôi tôm siêu thâm canh và cam kết không xả nước thải ra môi trường bên ngoài”.

Qua 19 lượt kiểm tra của Tổ 1926, phối hợp các ngành chức năng cấp tỉnh, kiểm tra ngẫu nhiên cơ sở nuôi của 75 hộ dân, chỉ có 10 hộ đạt yêu cầu, 56 hộ có một số chỉ tiêu còn hạn chế, 9 hộ không đạt.

Bên cạnh đó, các huyện và TP. Cà Mau đã tổ chức kiểm tra được 2.512 hộ, kết quả đánh giá chỉ có 617 hộ đạt yêu cầu, 1.513 hộ có một số chỉ tiêu còn hạn chế, 385 hộ không đạt. Hiện các huyện đang tiếp tục tổ chức kiểm tra điều kiện nuôi tôm của các hộ trên địa bàn, tái kiểm tra các hộ không đạt yêu cầu, đôn đốc, nhắc nhở các hộ nuôi khắc phục những nội dung còn hạn chế, những điều kiện chưa đạt theo quy định.

Cần quản lý chặt chẽ 

Thực tế hình thức nuôi tôm thâm canh, qua kiểm tra đa phần các hộ nuôi chưa đáp ứng yêu cầu về điều kiện nuôi theo Quyết định số 1874 của UBND tỉnh như: thiếu các công trình phụ trợ (ao lắng, ao xử lý...); điện, môi trường cũng chưa đảm bảo an toàn.

Đa số hộ nuôi thiếu các ao công trình phụ trợ, khu chứa thải có thiết kế nhưng chưa đảm bảo về diện tích cũng như thể tích chứa. Do thường là nuôi phân tán, nhỏ lẻ nên hầu hết các hộ nuôi còn sử dụng trụ, cột điện tạm bợ bằng cây gỗ; một số ít có trụ, cột điện bằng bê-tông, tuy nhiên, về độ cao cũng như các điểm đấu nối chưa đảm bảo theo quy định.

Đặc biệt, người nuôi hiện vẫn chưa quan tâm và ý thức tốt việc xử lý nước thải, bùn thải (xây dựng ao chứa thải chưa đủ diện tích, thể tích chứa; chưa áp dụng các công nghệ hạn chế chất thải, nước thải...).


Chăm sóc tôm siêu thâm canh ở thị trấn Đầm Dơi.   Ảnh: Nguyễn Phú 

Một khó khăn hiện nay mà các địa phương đang đối mặt là hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đa số nằm rải rác, không tập trung, dẫn đến công tác quy hoạch, thẩm định quy trình kỹ thuật khó thực hiện. Còn nhiều hộ nuôi tự phát nằm ngoài quy hoạch không đủ điều kiện.

Trước thực trạng trên, các địa phương cần sớm hoàn chỉnh quy hoạch nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh tập trung. Đề xuất phương án chuyển đổi hình thức nuôi hoặc chuyển đổi nuôi các đối tượng khác đối với những hộ nuôi tôm thâm canh ngoài quy hoạch, những hộ nuôi không đảm bảo điều kiện.

Ông Đỗ Thanh Dân cho biết: “Địa phương đang theo dõi diễn biến, phát triển nuôi tôm trên địa bàn để kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đảm bảo chính xác, hiệu quả. Đồng thời, chủ động phối hợp các đơn vị có liên quan, doanh nghiệp tạo điều kiện và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm. Hỗ trợ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết chuỗi sản xuất, hỗ trợ người nuôi tiếp cận ngân hàng vay vốn sản xuất”.

Sở NN&PTNT khuyến cáo phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế TP Cà Mau tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến cáo các doanh nghiệp, người dân nuôi tôm siêu thâm canh áp dụng theo quy trình tuần hoàn kín, 2 giai đoạn hoặc quy trình Biofloc... Vận động các hộ đang nuôi thâm canh, bán thâm canh theo hình thức truyền thống chuyển dần sang nuôi siêu thâm canh áp dụng các quy trình này để hạn chế thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường, ít rủi ro, tăng năng suất, sản lượng.

Triển khai đến tất cả các tổ chức, cá nhân đang nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, kể cả đối tượng chuẩn bị nuôi, tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm (QCVN02-19: 2014/BNNPTNT). Đồng thời, tăng cường tổ chức kiểm tra điều kiện của các cơ sở, nếu không đảm bảo theo quy chuẩn thì xử lý theo quy định pháp luật.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 08/05/2018
Đặng Duẩn
Nuôi trồng

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:29 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 05:29 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 05:29 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:29 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 05:29 19/12/2024
Some text some message..