Cần phục hồi rừng ngập mặn Tuần Lễ

Rừng ngập mặn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) với khu rừng bần cổ thụ thuộc loại quý hiếm ở nước ta. Thế nhưng, những năm gần đây, tình trạng người dân chặt phá rừng làm nhà, trồng dừa và làm đìa nuôi tôm đã khiến nhiều diện tích rừng bị tàn phá, đòi hỏi các cấp chính quyền phải vào cuộc để bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng.

Bảo vệ rừng ngập mặn
Thường trực HĐND tỉnh khảo sát rừng ngập mặn Tuần Lễ

Diện tích thu hẹp dần

Ông Huỳnh Ngọc Liêm - Chủ tịch UBND xã Vạn Thọ cho biết: “Rừng ngập mặn tại thôn Tuần Lễ đang ở mức báo động từ môi trường sinh thái cho đến sự sinh trưởng của các loại cây. Hiện nay, số cây bần lâu năm còn sống trong rừng ngập mặn là 127 cây, giảm gần 3/4 tổng số lượng cây đã được kiểm kê vào năm 2002. Trong khi đó, diện tích rừng cũng bị thu hẹp, còn lại khoảng 11,8ha, giảm 1,7 lần so với trước đây”.

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đã có chuyến thực tế tại khu rừng ngập mặn này. Đi dọc theo tuyến đường Cổ Mã - Đầm Môn, không khó để bắt gặp những căn nhà kiên cố, những vườn dừa xiêm nằm xen lẫn trong những vạt rừng. Đi theo những đoạn đường xuyên qua rừng ngập mặn để ra đìa tôm, trước mắt chúng tôi có không ít cây bần cổ thụ bị ngã đổ, chết khô từ bao giờ; dưới chân rừng đước nước tù đọng, các loại túi ni lông và rất nhiều rác thải vương vãi khắp nơi.

Bà Phạm Thị Trin - người dân thôn Tuần Lễ cho hay: “Nguyên nhân khiến rừng bần, đước bị chết dần là do các đìa tôm phát triển tự phát ở bên ngoài, khiến cho rừng ngập mặn bị “bao vây”, không còn nước thủy triều ra vào nên trở thành những ao tù đọng, các đìa tôm xả thải, rác thải đổ vào rừng bần. Ngoài ra, việc người dân lấn chiếm đất rừng ngập mặn để cơi nới nhà cửa, trồng dừa xiêm cũng khiến cho diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể”. Theo bà Trin, hiện nay, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do nơi trú ngụ bị thu hẹp nên nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn cũng không còn, các loài chim, cò không tìm về đây nữa. Điều này còn ảnh hưởng đến sinh kế của một số hộ dân địa phương vốn trước đây sống dựa vào khai thác tôm, cua trong rừng ngập mặn. Trong khi đó, lãnh đạo UBND xã Vạn Thọ nhận định, nguyên nhân chủ yếu khiến các cây bần cổ thụ chết, gãy là do mưa bão.

Cần có biện pháp bảo vệ và phục hồi

Được biết, khoảng năm 2001 - 2002, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho huyện Vạn Ninh và xã Vạn Thọ tiến hành trồng và bảo vệ khu rừng ngập mặn tại thôn Tuần Lễ. UBND huyện Vạn Ninh cũng đã lập bản đồ quy hoạch hơn 20ha, phân vùng, kiểm kê số cây còn sống và treo biển để quản lý. Ngày ấy, UBND huyện chỉ đạo phá bỏ các đường ngang để nước thủy triều vào trong rừng và giao cho các hộ trong thôn quản lý rừng, dưới hình thức mỗi hộ 0,5ha với mức hỗ trợ chăm sóc 40.000 đồng/tháng. Thế nhưng, việc làm trên chỉ được duy trì vài năm rồi không ai còn mặn mà nữa. UBND xã Vạn Thọ cũng đã thành lập 6 tổ bảo vệ rừng với hơn 30 người (chủ yếu là người dân), mỗi năm cấp 18 triệu đồng cho các tổ hoạt động. Thời gian đầu, các thành viên tổ bảo vệ rừng hoạt động tích cực nhưng sau đó thưa dần.

Theo ông Huỳnh Ngọc Liêm, UBND xã Vạn Thọ đã xử lý hơn 20 trường hợp vi phạm lấn chiếm rừng để trồng dừa, cơi nới nhà cửa. Trong bảo vệ rừng ngập mặn, ngoài trách nhiệm của các tổ quản lý, bảo vệ, UBND xã còn phân công các thành viên UBND xã phải thường xuyên kiểm tra, quản lý để bảo vệ rừng ngập mặn. Đến thời điểm này, các cây bần cổ thụ không còn chết, không phát sinh thêm trường hợp lấn chiếm nào. Để bảo vệ, khôi phục rừng ngập mặn Tuần Lễ, bên cạnh trách nhiệm quản lý, bảo vệ của địa phương, ông Liêm đề nghị: “Nhân việc mở rộng đường Cổ Mã - Đầm Môn, UBND tỉnh nên có chính sách hỗ trợ, di dời các hộ sống trong rừng ngập mặn. Sau đó sẽ tiến hành khôi phục, bảo vệ rừng”.

Trong lần khảo sát rừng ngập mặn Tuần Lễ mới đây, ông Lê Xuân Thân - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhận định: “Cơ chế bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn Tuần Lễ hiện nay, huyện giao cho xã, xã khoán cho các hộ dân nhưng không quản lý được, kinh phí cũng ít nên không hiệu quả. Do đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề quan trọng nhất để bảo vệ rừng ngập mặn trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay là chính quyền và người dân phải cùng vào cuộc. Qua thực tế, việc đìa tôm phát triển bên ngoài, bên trong là rừng ngập mặn, bên trong nữa là khu dân cư là rất bất cập, phát sinh nhiều vấn đề khiến hệ sinh thái rừng ngập mặn bị tổn hại nghiêm trọng. Về vấn đề quy hoạch, cần xác định lại, khu vực nào dành cho bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn, khu vực nào nuôi tôm, khu vực nào trồng dừa, có như thế mới có thể bảo vệ được rừng ngập mặn Tuần Lễ”. Cũng theo ông Lê Xuân Thân, sau khi khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh sẽ có văn bản đề nghị UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo việc bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có Vạn Ninh.

KHO
Đăng ngày 27/03/2017
Hải Lăng- Mạnh Hùng
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 20:11 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 20:11 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 20:11 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 20:11 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 20:11 27/12/2024
Some text some message..