Cần sớm hình thành và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy, hải sản khai thác từ biển đưa vào chế biến xuất khẩu chỉ đạt khoảng 40 - 50% tổng sản lượng, thấp hơn nhiều so với tiềm năng khai thác. Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy sản, Nguyễn Ngọc Oai nhấn mạnh, một trong những giải pháp mà ngành đang chú trọng đến là t ăng cường công tác dịch vụ hậu cần sẽ giúp ngư dân giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

hậu cần nghề cá

* Chưa tương xứng với tiềm năng

Theo Tổng cục Thủy sản, hàng năm, sản lượng khai thác từ biển của cả nước đạt khoảng 2,5 triệu tấn. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác biển của cả nước đạt 1, 3 triệu tấn , tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2012 . Tuy nhiên, sản lượng thủy sản đưa vào chế biến chỉ đạt khoảng 40 - 50% tổng sản lượng khai thác.

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho biết, nguyên nhân chính là do hầu hết tàu thuyền khai thác xa bờ đều bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bằng phương pháp truyền thống là sử dụng đá xay với thời gian ngắn, còn lại chỉ một số ít tàu câu mực sử dụng phương thức phơi khô và một số ít tàu lưới vây cá cơm sử dụng muối để bảo quản cá theo đơn đặt hàng của các chủ nậu, vựa.

Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa cho rằng, hiện nay, tồn tại lớn nhất trong khai thác xa bờ là công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu vỏ gỗ của ngư dân quá thô sơ. Tuy đã có nhiều nghiên cứu cải tiến cách bảo quản nhưng đến nay vẫn chưa mang lại kết quả khả thi do không thể thay đổi kết cấu các hầm chứa trên tàu vỏ gỗ.

Một chủ tàu cá ở thành phố Nha Trang, ông Nguyễn Văn Lương cho biết, từ trước đến nay, ngư dân thường bảo quản hải sản khai thác theo cách truyền thống là ướp nước đá. Do nhiệt độ, hầm bảo quản không đảm bảo kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm sau khai thác giảm sút. Hơn nữa, do thiếu kinh phí nên tàu chúng tôi chưa thể trang bị hầm bảo quản. Các chuyến biển thường kéo dài hơn 20 ngày, khi gặp thời tiết xấu, chất lượng cá càng bị xuống cấp trầm trọng, hơn 60% lượng cá khi đưa vào bờ bị thương lái chê chất lượng kém. Cá không đạt tiêu chuẩn nên việc tiêu thụ cũng khó khăn, giá bán thấp, ông Lương nhấn mạnh.

Theo Kết quả điều tra của Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thuỷ sản (Trường Đại học Nha Trang) , trung bình có 11,7% chủ tàu có nhu cầu áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm; 20,4% chủ tàu mong muốn cải tiến hầm bảo quản hiện đại. Và h ầu hết các chủ tàu này đều mong muốn được vay vốn ưu đãi của N hà nước vì họ không đủ khả năng đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều chủ tàu không có nhu cầu cải tiến hầm bảo quản. Bởi, họ cho rằng chất lượng sản phẩm tăng lên, đồng nghĩa với tăng chi phí trong khi giá sản phẩm không tăng. Thậm chí sẽ còn rơi vào tình trạng được mùa, rớt giá và đó là một trong những nguyên nhân không khuyến khích đầu tư.

* Hình thành và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Oai cho rằng, một trong những giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sản phẩm sau thu hoạch là việc hình thành và phát triển công tác dịch vụ hậu cần nghề cá. Theo ông Oai, đẩy mạnh công tác dịch vụ hậu cần giúp ngư dân giảm được chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thời gian đánh bắt trên biển cũng như góp phần giữ vững an ninh biển đảo.

Tuy nhiên, ông Võ Khắc Én, Trưởng phòng Quản lý Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa cho biết, địa phương này từng thất bại về mô hình tàu dịch vụ hậu cần. Theo ông Én, mặc dù mô hình tàu mẹ - con hiệu quả nhưng đòi hỏi ngư dân phải có nguồn vốn lớn mới đáp ứng được nhu cầu trang bị tàu, thu mua, trao đổi hải sản. Trong khi đó, hiện nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ riêng đối với các chủ tàu làm dịch vụ hậu cần.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định cũng cho biết, việc xây dựng các tổ đội sản xuất trên biển hiện nay được tổ chức thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong cuốn sổ tay xây dựng tổ đội hợp tác của Tổng cục Thủy sản chứ chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này. Ngư dân tham gia trên tinh thần tự nguyện, hoàn toàn không có ràng buộc về tính pháp lý nên cũng rất dễ rút bỏ khỏi tổ đội nếu không có niềm tin hoặc lợi ích không được bảo đảm.

Theo ông Trần Cao Mưu, Hội nghề cá Việt Nam, khó khăn lớn nhất của ngư dân trong việc đầu tư hệ thống bảo quản sản phẩm thủy sản sau khai thác chính là vốn. Để hỗ trợ ngư dân đầu tư hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu cá nhằm giảm tổn thất sau khai thác, Thủ tướng đã ra Quyết định 63 và Quyết định 65 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản .Theo đó, ngư dân sẽ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để trang bị hệ thống bảo quản thủy sản sau thu hoạch, khai thác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn khi thực hiện chủ trương này, nhất là việc thế chấp để vay vốn từ ngân hàng. 

đánh bắt cá

Để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản sau khai thác, tránh lãng phí tài nguyên, đảm bảo hiệu quả của mỗi chuyến biển, tăng lợi nhuận cho ngư dân, ngoài các yếu tố về dự báo ngư trường, ứng dụng trang thiết bị, kỹ thuật khai thác hiện đại thì việc bảo quản tốt sản phẩm thủy sản sau khai thác, giảm thời gian bảo quản, nhất là các tàu thuyền khai thác xa bờ... rất quan trọng. Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Tổng cục Thủy sản Nguyễn Hồng Đức cho biết như vậy.

Trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản cũng sẽ tiến hành quy hoạch khai thác thủy sản xa bờ ; xây dựng mạng lưới hệ thống thông tin về giá sản phẩm cho các mặt hàng thủy sản tại các cảng cá, bến cá và chợ đầu mối; t hực hiện mô hình sản xuất tàu mẹ - tàu con cho đội tàu khai thác xa bờ .

Một số ý kiến của các địa phương cho rằng, Tổng cục Thủy sản cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để so sánh đối chiếu và xây dựng chính sách cho đội tàu khai thác xa bờ; triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất trên một số tàu, nhóm tàu, địa phương điển hình trước khi áp dụng đồng bộ trên quy mô rộng . Đồng thời xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm sau khai thác cho từng đối tượng, nhóm sản phẩm theo tiêu chuẩn thị trường của các quốc gia xuất khẩu.

Bên cạnh đó, việc tăng cường các biện pháp quản lý giá theo chất lượng sản phẩm có thể là giải pháp để khuyến khích ngư dân tự đầu tư nhằm cải thiện thiết bị, quy trình và công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ… ./. 

tamnhin.net
Đăng ngày 02/08/2013
thúy hiền
Kinh tế

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:45 17/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:21 16/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 08:07 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 08:07 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 08:07 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 08:07 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 08:07 18/01/2025
Some text some message..