Cào lươn lúc nông nhàn

Không để thời gian nông nhàn, gần đây bà con nông dân, nhất là các “lão nông tri điền” ở vùng đông Quảng Nam đã có sáng kiến tìm những việc làm phù hợp để cải thiện thu nhập; trong đó cào lươn là công việc mới mẻ.

Cào lươn
Ông Nguyễn Kim Ngọc (thôn Cổ Linh, xã Bình Sa, Thăng Bình) vừa cào được một con lươn.

Dụng cụ cào lươn đơn giản chỉ với một cán cào được làm từ một đoạn ngọn tre đực già, thẳng đuột, không sâu mọt dài không quá 1,2m và một đoạn sắt tròn 8mm dài khoảng 50cm.

Ông Trần Văn Lập, thôn Đông Tác, (xã Bình Nam, Thăng Bình) cho biết, dụng cụ cào lươn đơn giản, ai cũng có thể tự làm. Nếu không làm được thì mang đoạn sắt đến nhờ thợ rèn cho vào lửa nung đỏ rồi đập dẹp, uốn vòng cung, tạo thành hình chữ U, sau đó làm khoen và tra vào đoạn tre là xong.

Để hỗ trợ cho nhau, mỗi khi đi cào lươn phải có từ 4 người trở lên, đồng thời chọn những đoạn sông có lớp bùn dày, ít chướng ngại vật. Nông dân lội xuống sông, nước ngập đến thắt lưng, rồi dàn thành hàng ngang, mỗi người cách nhau 3 - 4m, bắt đầu thả cào xuống đáy sông, luôn tay đẩy qua đẩy lại trong lớp bùn. Một chiếc can nhựa được khoét lỗ, buộc dây nối vào thắt lưng của mỗi người, do nổi trên mặt nước nên người đi đến đâu can nhựa trôi theo đến đó tiện cho việc bỏ lươn vào can mỗi khi cào được.

Lươn là loại da trơn, bắt chúng rất khó nhưng trong quá trình cào đôi tay sẽ tạo nên lực mạnh, lưỡi cào sẽ cắt những đường trong lớp bùn, nếu gặp lươn nó sẽ mắc vào khe cào hình chữ U. Sau đó nhanh chóng đưa cào lên khỏi mặt nước và dùng những ngón tay kẹp chặt con lươn bỏ vào miệng can.

Quảng Nam có hệ thống sông hồ, ao đầm nhiều và lượng phù sa phong phú là môi trường thuận lợi cho lươn sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên các dòng sông này đang bị một lượng lớn rác thải, trong đó túi ny lon và một số loại rác thải khó phân hủy nằm dưới đáy sông, lẫn trong bùn ảnh hưởng đến nghề cào lươn. Trước tình hình đó, người cào lươn phải dành phần lớn thời gian để khảo sát, tìm hiểu thật kỹ hiện trạng của những dòng sông trước khi chọn nơi thả cào.

Không thường xuyên như những người cào lươn chuyên nghiệp, các “lão nông tri điền” ở các xã vùng đông chỉ tranh thủ những lúc nông nhàn rủ nhau tổ chức từng tốp từ 4 người trở lên, đi dọc các dòng sông trên địa bàn để cào lươn và chỉ cào trong buổi sáng.

Ông Nguyễn Kim Ngọc (thôn Cổ Linh, Bình Sa) cho biết, thường ngày từ 7 giờ đến 10 giờ sáng, cào được từ 1,5 – 2kg lươn, thu nhập bình quân 300 nghìn đồng/người. Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, nhất là lươn sống ở môi trường tự nhiên càng được các thực khách ưa chuộng. Do vậy, lươn sau khi đi cào về đều được chủ các nhà hàng, quán ăn đến tận nhà để thu mua với giá cả ổn định, giúp những người cào lươn có thêm khoản thu nhập để cải thiện cuộc sống gia đình.

Mặc dù người làm nghề cào lươn ngày càng nhiều, lươn ở các dòng sông ngày càng ít lại nhưng chưa có ngày nào người làm nghề cào lươn đi về với bàn tay trắng bởi chỗ này cào không được thì di chuyển đến chỗ khác. Cào lươn khỏe hơn các nghề lao động khác nhưng thu nhập khá, công việc nhẹ nhàng, tuy nhiên để bắt được lươn phải dầm mình trong nước nhiều giờ liền. Nghề cào lươn không mang tính tận diệt bởi đầu cào lươn làm bằng sắt theo kích cỡ cố định nên chỉ bắt được những con lươn lớn, nên nguồn lợi vẫn có thể tái sinh trong môi trường tự nhiên.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 04/06/2020
Nguyễn Điện Nam
Nông thôn

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 13:46 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 13:46 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 13:46 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 13:46 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 13:46 18/10/2024
Some text some message..