Cao su Quảng Nam và cú "bẻ lái" vào thủy sản

Từ sản xuất kinh doanh cáp, công ty này chuyển sang đầu tư đa ngành với bất động sản, phân bón, khoáng sản. Chưa dừng lại VHG lại có ý định đầu tư thêm cả mảng thủy sản. Liệu Cao su Quảng Nam đã học thuộc bài học về sự thất bại khi chạy theo đa ngành?

kết quả kinh doanh

Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Quảng Nam (Mã: VHG – HoSE) thông qua phương án mua 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ CTCP Thủy sản Viễn Đông. Vốn là công ty chuyên về công nghiệp cao su và có đầu tư thêm bất động sản, phân bón, khoáng sản, nay VHG lại có ý định đầu tư thêm cả mảng thủy sản, một lĩnh vực không mấy có liên quan tới các công ty mà VHG đang nắm giữ.

Bước ngoặt năm 2013

VHG được thành lập năm 2003 với tên gọi CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn với hoạt động kinh doanh ban đầu là sản xuất dây cáp đồng, sợi cáp quang học, cáp viễn thông, cung cấp cáp cho các Tập đoàn lớn như FPT, Viettel.

Sau đó đến năm 2014, Công ty đổi tên thành CTCP Cao su Quảng Nam theo định hướng cơ cấu lại ngành kinh doanh, thay đổi chiến lược phát triển. Từ mảng cáp, VHG chuyển sang kinh doanh các mảng mũi nhọn như trồng, chế biến cao su, bất động sản, khai thác chế biến kim loại màu.

Không phải ngẫu nhiên mà năm 2014, VHG đổi tên và xác định mở rộng các nhóm ngành đầu tư, thay vì chỉ mảng cáp như ban đầu. Hai năm liền (2011 - 2012), VHG lỗ liên tiếp hơn 30 tỷ đồng và 36 tỷ đồng, bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch. Với kết quả khả quan năm 2013, VHG được giao dịch trở lại và đầu tư chuyển hướng, lấy cao su và xây dựng làm trọng tâm và có những bước chuyển mình ngoạn mục.

Năm 2014, doanh thu cả năm VHG đạt 469,5 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2013, chủ yếu đến từ mảng cao su. Lợi nhuận sau thuế đạt 91,66 tỷ đồng, tăng 10,4%. Cổ tức chi trả năm 2014 là 5%/ vốn 1.500 tỷ đồng.

Nhấn mạnh bước chuyển mình này, Ban lãnh đạo Công ty từng điểm lại những thành quả đạt được trong năm 2013 - 2014, gồm (1) chuyển lỗ thành lãi và trả cổ tức; (2) từ nợ ngân hàng không có khả năng trả và chi phí tài chính cao đến vay nợ thấp và chủ động nguồn vốn; (3) từ chi phí quản lý ở mức rất cao đến mức tối ưu nhỏ gọn; (4) từ đầu tư hiệu quả đến tạo ra dòng tiền tốt cả ngắn hạn và trung hạn...

Hiện nay, công ty đầu tư ở 4 mảng kinh doanh chính, gồm: Cao su, Bất động sản, Khoáng sản và Phân bón với 4 công ty con lần lượt CTCP CN Cao su Quảng Nam, CTCP Đầu tư Develyn, CTCP Khoảng sản Quảng Nam và CTCP Quê Việt Quảng Nam.

4 mảng kinh doanh
Bốn mảng kinh doanh của VHG, trong đó cao su là trọng điểm

Trong đó, vào cuối tháng 8/2015, HĐQT VHG đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Quê Việt - Quảng Nam cho đối tác nhưng không công bố danh tính. Ngoài ra, VHG cũng có một công ty liên kết là CTCP Cao su Sao Vàng với tỷ lệ nắm giữ 20%. Hiện nay, CTCP Quản lý Quỹ đầu tư Sao Vàng là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 10,27% vốn VHG.

Cao su rớt giá, "chạy" qua thủy sản?

Trong 9 tháng đầu năm 2015, doanh thu VHG tăng 43% so với cùng kỳ năm trước thì lợi nhuận lại giảm 19%. Kết quả kinh doanh này không như mong đợi, Công ty giải trình do giá cao su thế giới sụt giảm.

Giá cao su tại Việt Nam cũng được Hiệp hội cao su VN (VRA) đánh giá hiện đang thấp nhất trong vòng 3 năm qua và không có dấu hiệu phục hồi. Trong khi đó, Hiệp hội Cao su Quốc tế (IRA) dự báo tình hình dư cung cao su thiên nhiên có thể duy trì trong vòng 5 năm tới, ở mức dưới 100 ngàn tấn/năm. Diễn biến giá cao su sẽ ra sao vẫn còn là một bài toán khó đối với các nhà quản lý và những người kinh doanh.

Với quá khứ "gió đổi chiều, kinh doanh đổi hướng", thật dễ nhận thấy khả năng VHG mở rộng đầu tư qua thủy sản để đón nhận những ưu thế từ các Hiệp định thương mại như Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU); Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)...

Mới đây, hồi tháng 8/2015, VHG cũng đã hoàn tất việc phát hành cổ phiếu tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng, số tiền thu về tương đương hơn 750 tỷ đồng. Số tiền này có thể xem là nguồn vốn để VHG thực hiện các khoản đầu tư mà không mang nợ vay. Tính đến 30/9/2015, hệ số nợ/tổng tài sản của công ty chỉ ở mức 0,5%.

Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tại ngày 30/9/2015, VHG âm tới 629 tỷ đồng, trong khi con số này cùng kỳ năm 2014 chỉ âm 6 tỷ đồng do dòng tiền khoản phải thu trong kỳ tăng mạnh.

Tính đến cuối tháng 9/2015, tổng tài sản của VHG đã tăng tới 72%, đạt 1.840 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 69%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ là 165,3 tỷ đồng trên vốn 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư đa ngành không dành cho những tay chơi non yếu, tuy nhiên nhìn về mặt tài chính, VHG có vẻ đang có những bước đi khá vững chắc. Thương vụ đầu tư vào ngành thủy sản này liệu có thể thành công hay không, chúng ta cùng đón chờ một cái kết có hậu.

NHD, 08/01/2016
Đăng ngày 09/01/2016
Như Nguyêt
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:07 11/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:07 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:07 11/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:07 11/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:07 11/11/2024
Some text some message..