Cấp chứng thư cho thủy sản XK theo Cơ chế một cửa: Chưa hơn lối cũ

Thủ tục “Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm trong Danh sách ưu tiên” và thủ tục “Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm ngoài Danh sách ưu tiên” chính thức được áp dụng thí điểm theo Cơ chế một cửa Quốc gia (NSW) từ ngày 1-4, song đến nay không ít DN đánh giá việc triển khai còn nhiều bất cập, chưa thực sự đem lại lợi ích như mong đợi.

chế biến cá tra
Thủ tục xin cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK theo NSW sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho DN nếu phần mềm được cải thiện. Ảnh: ST.

Cấp chứng thư vẫn là 1-2 ngày

Công ty CP Chế biến thủy sản Út Xi chuyên XK mặt hàng tôm thẻ chân trắng sang thị trường Trung Quốc. Tương ứng với số lô hàng XK, trung bình mỗi tháng, Công ty phải xin cấp khoảng 15-20 chứng thư. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, nhân viên kinh doanh của DN này cho biết: Ngay từ thời điểm 1-4, Công ty đã bắt đầu triển khai việc xin cấp chứng thư theo NSW. Thời gian qua, tổng số lượng chứng thư DN được cấp qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia khoảng hơn 10 chứng thư.

“Thời gian đầu, việc cấp chứng thư theo NSW gặp rất nhiều trục trặc, lỗi hệ thống. Thậm chí, do lỗi quá nhiều nên ngày 1-4 bắt đầu thí điểm thì tới ngày 25-4 đã phải tạm ngừng để khắc phục. Ở thời điểm hiện tại, tình hình đã có cải thiện hơn. DN đã dần quen với cách làm mới. Tuy nhiên, so với cách làm truyền thống trước đây, việc áp dụng NSW chưa thực sự tạo ra sự khác biệt lớn, nổi bật bởi tổng thời gian từ khi DN nộp hồ sơ cho tới khi DN được cấp chứng thư cũng đều ở trong khoảng 1-2 ngày”, bà Huỳnh nói.

Liên quan tới vấn đề này, bà Thái Kim Đào, nhân viên Phòng Quản lý chất lượng, Công ty TNHH Chế biến thủy sản và XNK Trang Khanh (DN chuyên XK mặt hàng tôm thẻ chân trắng, tôm sú sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc) cho biết thêm: Với cách làm truyền thống, khi cần cấp chứng thư DN chỉ cần chuyển hồ sơ qua email tới Trung tâm chất lượng lượng Nông lâm thủy sản vùng 5 (Nafiqad 5) và hồ sơ được giải quyết ngay sau đó khoảng 2 giờ. Khi đã có chứng thư, DN cũng không cần trực tiếp đi lấy mà Nafiqad 5 sẽ gửi chứng thư theo đường chuyển phát nhanh để ngày hôm sau DN nhận được. Quy trình này DN đã quen thuộc và cũng không gặp vướng mắc gì. Trước đây, Công ty Trang Khanh là DN thuộc diện không ưu tiên, vẫn thường xuyên phải kiểm tra thực tế hàng hóa khi xin cấp chứng thư XK. Do vậy, khi chuyển sang cách làm mới theo NSW, sau khi gửi hồ sơ đi, hồ sơ được xử lý ở bộ phận tiếp nhận, kiểm nghiệm lấy mẫu rồi mới chuyển sang bộ phận cấp chứng thư. Tuy nhiên, khi hồ sơ tới bộ phận cấp chứng thư, DN lại không thể mở ra để khai thông tin đầy đủ, hoàn thiện quá trình cấp chứng thư. Vì yêu cầu công việc, khi áp dụng NSW thất bại, DN đã quay trở về cách làm cũ. “Hiện nay, DN đã nằm trong danh sách DN được ưu tiên nên sắp tới khi có lô hàng XK mới, Công ty sẽ tiếp tục thử áp dụng theo NSW, hy vọng mọi việc suôn sẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho DN hơn so với cách xin cấp chứng thư truyền thống”, bà Đào nói.

Phần mềm chưa hợp lý

Theo đại diện một số DN đã tham gia tập huấn và cũng đang triển khai thủ tục xin cấp chứng thư theo NSW, bất cập nổi cộm hiện nay chính là phần mềm được thiết kế chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế của DN. Đó là nguyên nhân dẫn tới việc trong quá trình khai báo hồ sơ trên hệ thống Cổng thông tin một cửa Quốc gia, DN hay gặp phải vướng mắc như nhiều khi DN gửi hồ sơ chờ lâu mà không thấy hồ sơ được xử lý, khi đi hỏi mới biết cơ quan chức năng chưa nhận được hồ sơ đã khai hoặc DN không tải được chữ ký số khi khai báo hồ sơ…

Về vấn đề này, bà Đào đưa ra dẫn chứng cụ thể hơn: Trong khi khai báo hồ sơ xin cấp chứng thư, một trong những nội dung cần thiết là khai báo cảng đi, cảng đến của hàng hóa. Tuy nhiên, bất cập là, danh sách các cảng được thiết kế sẵn trong hệ thống lại không đầy đủ. Ví dụ, DN thường xuyên XK hàng từ cảng TP.HCM, song vì trong danh sách cảng không có cảng TP.HCM nên DN lại phải lựa chọn khai báo tạm sang những cảng lân cận như cảng Cát Lái. Tương tự, cảng đến của hàng hóa là cảng Incheon (Hàn Quốc) mà danh sách cũng thiếu vắng nên DN đành làm theo cách tương tự như khai báo với cảng xuất đi là lựa chọn một cảng lân cận cảng Incheon để khai vào. “Thông tin về cảng đi, cảng đến không chính xác, nhiều trường hợp khách hàng không chấp nhận, gây rắc rối cho DN”, bà Đào nói.

Theo lập luận của các DN, sở dĩ phần mềm chưa đáp ứng yêu cầu là bởi đơn vị thiết kế phần mềm chưa thực sự hiểu quy trình công việc cụ thể của việc xin cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK. Đến thời điểm hiện tại, dù việc áp dụng thủ tục xin cấp chứng thư theo NSW đã có những bước tiến triển đáng kể so với thời gian đầu, song vẫn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc. Các DN mong muốn trước mắt, những vướng mắc sẽ được sớm tháo gỡ. Còn nếu có thể, đơn vị thiết kế phần mềm cũng như cơ quan chức năng liên quan nên tổ chức thêm buổi gặp mặt, trao đổi trực tiếp với các DN có nhu cầu làm thủ tục để tiếp thu ý kiến DN, hoàn thiện thêm phần mềm và tổ chức tập huấn lại cho DN.

Báo Hải Quan, 16/07/2016
Đăng ngày 16/07/2016
Thanh Nguyễn
Doanh nghiệp

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:22 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:22 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:22 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:22 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:22 19/04/2024