Cập nhật: hội chứng tôm chết sớm EMS

(tepbac.com) Tại Hội chợ thủy sản châu Âu (23 - 25/4/2013), ông Cui He, Phó chủ tịch điều hành của Hiệp hội tiếp thị của các nhà sản xuất thủy sản Trung Quốc nhận định rằng hội chứng tôm chết sớm EMS sẽ tiếp tục là một thách thức lớn cho ngành nuôi tôm ở miền nam Trung Quốc và Trung Quốc dự kiến sẽ nhập nhiều tôm hơn từ Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Ông còn chỉ ra rằng, sự tăng nhập khẩu tôm từ các nước trên có thể sẽ đẩy giá tôm trên thị trường lên cao hơn.

tôm thẻ, tôm chết, EMS
Ảnh minh họa

             Hội chứng tôm chết sớm EMS (Early Mortality Syndrome) tác động đến cả tôm sú P. monodon và tôm thẻ chân trắng L. vannamei. EMS được cho là xảy ra đầu tiên vào năm 2009 tại vùng nuôi tôm đảo Hải Nam, Trung Quốc. EMS bắt đầu bùng phát và gây thiệt hại nặng cho ngành nuôi tôm miền nam Trung Quốc cuối năm 2010 và năm 2011. Tại Việt Nam, EMS được bắt đầu theo dõi vào 2010 và lan rộng rất nhanh trong vùng nuôi tôm khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh EMS được cho rằng đã tác động đến hơn 98.000 ha tôm nuôi trong khu vực này trong năm 2011. Năm 2012, khoảng 330 triệu tôm chết ở Trà Vinh và 20.000 ha tôm sú nuôi ở Sóc Trăng bị thiệt hại vì ảnh hưởng của EMS. Tại Malaysia, bênh EMS được bắt đầu báo cáo vào năm 2010. Ngành nuôi tôm Thái Lan cũng bắt đầu phải chịu đựng ảnh hưởng của EMS từ năm 2012. Đến nay, hầu hết các trang trại trong vùng nuôi tôm rộng lớn ở miền đông Thái Lan đều bị thiệt hại do ảnh hưởng của EMS. Trong cuối năm 2012 và đầu năm 2013, đỉnh điểm có đến 80-90% diện tích ao nuôi ở khu vực này phải ngừng sản xuất.

            Đến nay, EMS đã ảnh hưởng đến nhiều trang trại và khu vực nuôi tôm ở châu Á bao gồm các nước có ngành công nghiệp nuôi tôm lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Các quốc gia khác như Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh đang được hưởng lợi từ việc tăng giá tôm do thiếu hụt nguồn cung từ các nước cạnh tranh trực tiếp khác và đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của EMS ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm trong nước. Đặc biệt, các nước châu Mỹ Latinh có ngành nuôi tôm phát triển như Mexico, Ecuador và một số quốc gia khác đang tìm mọi cách để tránh hậu quả của EMS từ các nước châu Á bằng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ hoặc cấm hẳn nhập tôm từ các nước châu Á.

           Tựu chung, EMS vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến công nghiệp nuôi tôm thế giới, tổng nguồn cung tôm giảm có thể đẩy giá tôm lên cao trong năm 2013 và 2014. Các nhà sản xuất và bà con nông dân đang chờ các công bố chính thức mới từ các nhà khoa học về nguyên nhân gây bệnh và phác đồ điều trị để sớm khống chế dịch bệnh và đưa công nghiệp nuôi tôm trở lại thời kỳ thịnh vượng. Các tạp chí về  bệnh học và sức khỏe động vật thủy sản trong năm 2013 này được kỳ vọng sẽ đăng tải và công bố chính thức kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về EMS trong thời gian qua. Trong đó, đáng chú ý nhất là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà nghiên cứu từ đại học bang Arizona, Mỹ. 

Tổng hợp
Đăng ngày 25/04/2013
tepbac.com
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:53 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:53 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:53 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:53 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:53 26/11/2024
Some text some message..