Cấp phép tổ chức nước nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.

khoa học biển
Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam nhằm thay thế Nghị định 242/HĐBT. Dự thảo gồm 4 chương, 30 điều.

Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định cụ thể về cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấp phép, văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học; đình chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép, văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học...

2 hình thức cấp phép

Theo dự thảo, việc cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam được thực hiện bằng hai hình thức sau đây: 1-Cấp giấy phép nghiên cứu khoa học; 2- Cấp văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học.

Giấy phép nghiên cứu khoa học được cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong trường hợp tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam.

Văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học được cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong trường hợp tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được cho phép tiến hành nghiên cứu khoa học trong cả nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam thì trong giấy phép nghiên cứu khoa học trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam bao gồm cả nội dung chấp thuận nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Theo dự thảo, thời hạn của giấy phép, văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học được xác định căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu theo hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học nhưng tối đa không quá 2 năm và được gia hạn một lần tối đa không quá 1 năm.

VGP, KHPT, 01/10/2015
Đăng ngày 02/10/2015
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 02:06 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:06 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 02:06 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 02:06 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 02:06 05/12/2024
Some text some message..