Câu được cá nghi là cá Sủ vàng quý hiếm

Con cá nặng gần 4kg, có màu vàng óng ánh, vây dựng đứng, được cho là cá sủ vàng quý hiếm vừa được một cần thủ câu được tại cửa sông Đồng Nai.

Câu được cá nghi là sủ vàng quý hiếm
Con cá được cho là cá sủ vàng mà anh Quân câu được trên sông Đồng Nai vào chiều 17/4.

Anh Quân (ngụ phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM) kể lại, chiều 17/4, anh cùng người thân thuê ghe ra cửa sông Đồng Nai để giăng cần. Khi cá mắc câu, người chú đi cùng anh khẳng định đây là loài cá sủ vàng quý, rất ít gặp.

"Khi con cá mắc câu, nó vùng vẫy khá mạnh, vì sợ cá tuột lưỡi câu nên tôi đã phải mất 15 phút mới kéo được cá về gần phía mình. Nhìn qua lớp da óng ánh, lúc đầu tôi nghĩ là cá chép nhưng người chú đã nói với tôi rằng có thể đó là cá sủ vàng rất có giá trị", anh Quân kể lại.

Câu được cá nghi là sủ vàng quý hiếm

Sau khi anh mang cá quý về nhà, nhiều cần thủ khác nghe tin đã tìm đến để chiêm ngưỡng và chia sẻ kinh nghiệm câu cá trên sông.

“Tôi đã đi câu trên sông Đồng Nai gần 20 năm nay nhưng chưa từng thấy ai câu được loại cá này. Cũng chưa được tận mắt chứng kiến loại cá này bao giờ nên tôi chạy tới đây để xem. Con cá rất đẹp”, một cần thủ chia sẻ.

Câu được cá nghi là sủ vàng quý hiếm

Theo anh Quân, cũng có một số người gọi điện thoại cho anh hỏi mua cá với giá khá cao nhưng anh chưa bán.

Câu được cá nghi là sủ vàng quý hiếm

Nhiều người nghe tin đã đến nhà anh Quân để chiêm ngưỡng con cá quý.

Cá sủ vàng có tên khoa học là Otolithoides biauritus, rất quý hiếm, đặc biệt giá trị lớn trong lĩnh vực y học. Bong bóng cá được sử dụng làm nguyên liệu hữu cơ sản xuất chỉ tự tiêu, có khả năng tự hủy sau khi phẫu thuật, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm nên giá cao.

Câu được cá nghi là sủ vàng quý hiếm

Loài này sinh sống ở biển, đến mùa đẻ (tháng 1 - 4 và 9 - 10 âm lịch hàng năm) sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ. Cá con ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống, sau một, hai năm sẽ dần tìm ra biển (khi đã đạt trọng lượng lớn hơn 10 kg).

Báo Dân Việt
Đăng ngày 18/04/2017
Trung Kiên
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:53 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:53 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:53 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 16:53 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 16:53 20/12/2024
Some text some message..