Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Sở NN-PTNT Phú Yên vừa kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong việc chấp hành pháp luật về điều kiện kinh doanh, đã phát hiện nhiều cơ sở vi phạm.

kiểm tra thức ăn chăn nuôi

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại một cơ sở kinh doanh ở TP Tuy Hòa - Ảnh: A.NGỌC

NHIỀU CƠ SỞ VI PHẠM

Đoàn thanh tra Sở NN-PTNT Phú Yên vừa kiểm tra 57 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong việc chấp hành pháp luật về điều kiện kinh doanh, thực hiện quy định ghi nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng (tiêu chuẩn chất lượng), công bố hợp quy. Qua thanh tra, đoàn đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi vi phạm.

Cơ sở kinh doanh của bà Hồ Thị Bích Ngọc ở thôn Chánh Lộc, xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) bán thức ăn thủy sản nhưng không có chứng chỉ tập huấn về thức ăn thủy sản và không công bố tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất; bán thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của heo, gà, không công bố hợp quy của nhà sản xuất. Cơ sở kinh doanh của ông Đặng Ngọc Nhơn ở thôn Thạch Khê, xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) kinh doanh thức ăn thủy sản nhưng không đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không công bố tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất.

Tại huyện Đông Hòa, cơ sở kinh doanh của ông Dương Văn Chính ở xã Hòa Xuân Tây kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhưng không đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bán thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của heo, gà, vịt không công bố hợp quy của nhà sản xuất; bán thức ăn thủy sản không công bố tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất. Đại lý In Nguyên ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam bán thức ăn chăn nuôi nhưng không có biển hiệu; bán thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của heo, gà không công bố hợp quy của nhà sản xuất…

TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

Theo ông Nguyễn Văn Luận, quyền Chánh thanh tra Sở NN-PTNT Phú Yên, các tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng; có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa hoặc dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi. Các cơ sở kinh doanh phải áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Đồng thời, niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng, các cơ sở phải xử lý, thu hồi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng hoặc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi gây hại cho vật nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo quy định, các tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn cho thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thức ăn cho thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng. Nơi bảo quản, nơi bày bán đáp ứng các yêu cầu đảm bảo chất lượng và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật. Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng có chứng chỉ đã được tập huấn về thức ăn cho thủy sản hoặc có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Các cơ sở chỉ được kinh doanh các loại thức ăn cho thủy sản đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản, có nhãn hàng hóa đúng quy định của pháp luật, thuộc danh mục được phép sử dụng thông thường theo quy định.

Theo ông Cao Hữu Lộc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, qua kết quả thanh tra, hầu hết các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi đã chấp hành đúng quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa nắm vững các quy định nên đã vi phạm. Ông Cao Hữu Lộc cho biết: “Hình thức xử lý các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi đã vi phạm sau kết luận thanh tra chủ yếu là nhắc nhở vì người kinh doanh chưa am hiểu hết những quy định pháp luật, các cơ sở kinh doanh này đa số vi phạm lần đầu và hứa sớm khắc phục. Trong thời gian tới, yêu cầu các cơ sở kinh doanh vi phạm sớm khắc phục những thiếu sót đã nêu trên theo quy định pháp luật. Sở NN-PTNT đã chỉ đạo thanh tra sở giám sát các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi vi phạm nêu trên, cơ sở nào không sớm khắc phục thì có biện pháp xử lý theo quy định. Đồng thời, Sở NN-PTNT chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của sở phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh”.

Phú Yên online
Đăng ngày 19/06/2012

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 10:08 05/07/2024

Nuôi tôm hữu cơ: Giải pháp cho tương lai ngành tôm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, mô hình nuôi tôm hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho cả người nuôi và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nuôi tôm hữu cơ, từ lịch sử phát triển đến các kỹ thuật nuôi và những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:56 05/07/2024

Nuôi tôm không kháng sinh

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của nước ta. Tôm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tôm không kháng sinh
• 10:54 04/07/2024

Khắc phục tình trạng tôm lột dính vỏ

Tôm cần lột vỏ định kỳ để có thể lùi về size nhỏ, tăng giá trị khi xuất bán. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi tôm cần được nuôi trong môi trường có đầy đủ các khoáng chất cần thiết, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tôm lột bị dính vỏ.

Tôm lột vỏ
• 10:00 04/07/2024

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 00:15 06/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:15 06/07/2024

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 00:15 06/07/2024

Nuôi tôm hữu cơ: Giải pháp cho tương lai ngành tôm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, mô hình nuôi tôm hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho cả người nuôi và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nuôi tôm hữu cơ, từ lịch sử phát triển đến các kỹ thuật nuôi và những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:15 06/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 00:15 06/07/2024
Some text some message..