Một số người dân đứng xem từ trên Đại lộ Thăng Long cả quyết cho rằng nguyên nhân cá nổi lờ đờ trên mặt sông là do say "thuốc", một loại bột được những người đánh bắt thả xuống sông.
Đủ loại cá từ nhỏ bằng ngón tay đến nặng vài cân nổi lập lờ, nửa sống, nửa chết trên một khúc sông Tích dài ngót nửa cây số. Cá nổi nhiều đến độ nhiều người chỉ dùng tay cũng có thể bắt được cá. Đây là kiểu đánh bắt dẫn đến tận diệt nguồn lợi thủy sản mà hiện nay người dân nhiều nơi đang sử dụng.
Lưới được quây chặn 2 đầu khúc sông.
Mặt nước cả đoạn sông Tích nổi những con cá lờ đờ mà theo nhiều người là do say loại thuốc chuyên dùng đánh cá.
Người dân sử dụng những cách đánh bắt khác nhau.
Khó có thể có con cá nào sót lại với mật độ dày đặc người đánh bắt thế này.
Cá đã say thuốc nên chỉ cần dùng vợt cũng bắt được cá.
Thậm chí dùng tay người đàn ông này cũng bắt được cá khá lớn.
Chỉ một chiếc vợt nan cũng có thể kiếm được bữa cá tươi.
Những con cá chưa ngấm thuốc sẽ được tận diệt bằng điện. Đây là hình thức đánh bắt rất có hại cho môi trường vì từ cá lớn tới cá bé, kể cả trứng cá cũng bị nguồn điện từ ắc-quy làm chết hết.
Những buổi bắt cá thường kéo dài từ sáng sớm đến tận trưa.
Thành quả sau nửa buổi sáng.
Lấy sức để tiếp tục “tận diệt” cá.
Con cá chép này được xiên cây chuẩn bị thui ngay bên bờ sông.
Ngay cả những con cá mới sinh nhỏ hơn cả đầu đũa cũng không được bỏ qua.
Với kiểu đánh bắt cá thế này chẳng bao lâu nữa dòng Tích Giang sẽ hoàn toàn cạn kiệt nguồn thủy sản.