Chất chống oxy hóa bảo vệ cá rô phi khỏi độc tố độc tố Mycotoxin

Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Sciencedirect đã khám phá việc sử dụng chất chống oxy hóa quercetin, rutin và polyphenol trong trà để ngăn chặn thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc T-2 (Mycotoxin) trên cá rô phi.

Chất chống oxy hóa bảo vệ cá rô phi khỏi độc tố độc tố Mycotoxin
Cá rô phi

Những năm qua, trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản, xu hướng thay thế nguồn protein động vật bằng protein thực vật đã dẫn đến nguy cơ nhiễm độc tố cao hơn. Đặc biệt, ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, như khu vực Đông Nam Á, việc nhiễm độc tố nấm mốc thường xảy ra phổ biến hơn. 

Mycotoxin là hợp chất hóa học độc hại được tạo ra bởi nấm mốc bao gồm Aflatoxin, Ochratoxin A, Trichothecenes (DON; T-2; độc tố), Zearalenone, Fumonisin và Moniliformin. Nấm mốc có thể lây nhiễm từ ngũ cốc và hạt có dầu, trong giai đoạn trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Trong thời gian sản xuất và sử dụng thức ăn, nếu nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi, nấm mốc sẽ phát triển và sinh ra độc tố. Mỗi quần thể nấm phát triển ở những điều kiện khác nhau sẽ sinh ra nhiều loại độc tố.

Khác với động vật trên cạn, các loài thủy sản không có các biểu hiện lâm sàng rõ ràng khi nhiễm độc tố nấm mốc, vì vậy chủ đề về ảnh hưởng của độc tố nấm mốc thường không được đề cập trong các thảo luận về nuôi trồng thủy sản. Độc tố nấm mốc là một trong các tác nhân, sẽ ảnh hưởng lên năng suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng kháng bệnh, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Nhiễm độc mycotoxin từ thức ăn có nguồn gốc từ thực vật sẻ ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức khỏe của cá rô phi (Oreochromis niloticus). Do đó, nghiên cứu của Deng và ctv được tiến hành để tìm các tác nhân sinh học tự nhiên có thể bảo vệ chống lại các độc tố này.

Chế độ ăn uống có chứa chất chống oxy hóa quercetin , rutin và polyphenol trong trà đã được nghiên cứu về tác dụng của chất chống oxy hóa đến tăng trưởng, phản ứng chống oxy hóa, thay đổi mô bệnh học và dư lượng T-2 trong cá rô phi. 

Nghiên cứu cho ăn

Trong thử nghiệm cho ăn, năm nhóm cá rô phi (Oreochromis niloticus) đã tiếp xúc với việc tăng liều T-2 và bổ sung chất chống oxy hóa (đối chứng, T-2, T-2 + quercetin, T-2 + rutin, T-2 + polyphenol từ trà) trong 20 ngày để đánh giá khả năng tác dụng của chất chống oxy hóa đối với sự tăng trưởng, hoạt động của enzyme chống oxy hóa , mô bệnh học và dư lượng trong gan và cơ cá.

Kết quả

Kết quả chỉ ra rằng việc tiếp xúc với việc tăng liều T-2 làm giảm đáng kể tỷ lệ sống, giảm tăng trưởng, giảm chỉ số gan trên cơ thể, gây tổn thương tế bào gan và cơ, và tăng dư lượng T-2 trong gan và cơ.

Bổ sung chế độ ăn uống với chất chống oxy hóa có hiệu quả làm giảm tổn thương gan và cơ cá. Tóm lại quercetin, rutin và polyphenol trong trà làm giảm đáng kể tổn thương gan và cơ ở cá rô phi.

Bổ sung chế độ ăn cá rô phi bằng rutin cho thấy sự tăng trưởng được cải thiện, tăng khả năng chống oxy hóa và giảm đáng kể tổn thương gan và cơ. Do đó, việc bổ sung chất chống oxy hóa vào chế độ ăn của cá là cần thiết để kích thích miễn dịch chống lại tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến mycotoxin ở cá.

Độc tố T-2 gây ra tác dụng bất lợi đối với cá rô phi và xáo trộn hệ thống chống oxy hóa trong huyết tương và gan gây viêm gan và nhiễm độc gan. 

Việc bổ sung chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống đã chứng minh hiệu quả bảo vệ cá nuôi trước các độc tố nấm mốc và bằng cách cải thiện tổn thương gan và cơ. Ngoài ra bổ sung Polyphenol từ trà vào thức ăn của cá giúp tăng khả năng chống oxy hóa và giảm các tác động tiêu cực do độc tính T-2 gây ra. Do đó, sự bổ sung này có thể được sử dụng như một chiến lược để giảm độc tính liên quan đến T-2  trong cá. 

Theo Science direct.

Đăng ngày 15/10/2019
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 15:19 02/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 15:19 02/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 15:19 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 15:19 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 15:19 02/10/2024
Some text some message..