Chất thải nhựa đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn như thế nào?

Một nhà khoa học đã quay được cảnh động vật phiêu sinh ăn một sợi nhựa nhỏ. Điều này cho thấy cách mà các chất thải nhựa đang ảnh hưởng đến đời sống bên dưới bề mặt của các đại dương.

Chất thải nhựa với chuỗi thực phẩm
Hình ảnh từ đoạn phim cho thấy cách mà chất thải nhựa đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn ở đại dương cũng như trong tự nhiên trên toàn thế giới diễn ra như thế nào.

Ước tính mỗi năm có khoảng 150 triệu tấn nhựa đã “biến mất” khỏi các dòng rác thải trên thế giới và chất thải nhựa ở các vùng biển đã được Liên Hiệp Quốc xem là một vấn đề môi trường trọng đại.

Hình ảnh trong đoạn phim cho thấy Sagitta setosa là một loài sinh vật phù du, đã nuốt phải một sợi nhỏ chất dẻo. Sợi nhựa này nằm dọc suốt chiều dài cơ thể và ngăn chặn mọi thứ khác di chuyển từ đầu xuống ruột của cá thể này.

Richard Kirby, người ghi lại cảnh quay, cho rằng đây là cái nhìn trực quan để truyền đạt đến công chúng về vấn đề chất thải nhựa trên biển. Điều đáng quan tâm là những sợi nhựa đã tạo ra một vòng lặp lại trong ruột của các loài động vật.

Làm tắc nghẽn đại dương

Mặc dù Tiến sĩ Kirby trước đây đã chứng kiến ​​những ảnh hưởng của vi chất dẻo lên sinh vật phù du, nhưng đây là lần đầu tiên ông quay phim nó.
Ông nói thêm rằng cảnh này không phải là hiếm xảy ra. Sinh vật phù du ăn nhựa là một hiện tượng tương đối phổ biến trong các mẫu vật mà ông đã thu thập ở nước Anh.Liên Hiệp Quốc đã ước tính có 46.000 mảnh rác thải nhựa trên mỗi 1.609 m2 biển, cũng như có khoảng 51 nghìn tỷ (gấp 500 lần số lượng các ngôi sao được ước tính trong thiên hà của chúng ta) các vi hạt nhựa nằm trong các đại dương và các vùng biển trên thế giới.
Emily Baxter, cán bộ bảo vệ biển cấp cao của Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Tây Bắc e ngại rằng sự hiện diện rộng rãi của nhựa trong các vùng biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến trùng mũi tên (có tên khoa học là chaetognath, thành phần chủ yếu của sinh vật phù du trên toàn thế giới - ND). Trên thế giới, chaetognath có khoảng 100 loài, chúng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn ở biển, là thức ăn ưa thích của các loài sinh vật phù du khác. Chaetognath cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho cá, mực và sinh vật khác ăn động vật phù du.

Tiến sĩ Baxter nói rằng đoạn phim trên đã đặt ra một kịch bản đáng lo ngại: “Ngay cả khi nếu hiện nay chúng ta ngừng sản xuất nhựa thì vấn đề này vẫn sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài. Giờ đây chúng ta thấy rác thải nhựa đang đi vào đáy của chuỗi thức ăn và có khả năng ảnh hưởng đến toàn chuỗi thức ăn”.

“Cái chết đã ra khỏi chai”

Tiến sĩ Kirby nói rằng “cái chết đã được ra khỏi chai” và rằng đây là bằng chứng trực quan về tác động của chất thải nhựa trong môi trường biển.
Những nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vấn đề về rác thải nhựa ở các đại dương trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã lên tiếng e ngại khi nhựa được đưa vào danh sách chất thải không nguy hại.
Tiến sĩ Mark Browne, người đã có nhiều bài báo về ảnh hưởng của chất thải nhựa đối với môi trường biển, cho biết: “Chất thải nhựa đang thâm nhập vào hệ sinh thái ở quy mô toàn cầu và đoạn phim này thêm vào chứng cứ ngày càng tăng cho thấy rằng các polyme được các động vật ăn thường xuyên”.

“Câu hỏi chính vẫn là: vật liệu này có gây ra tác động về mặt sinh thái hay không và tại sao các chính phủ lại không sử dụng sức mạnh của khoa học để thay thế các sản phẩm có vấn đề bằng các lựa chọn an toàn hơn?”.
Ông cũng cho biết thêm rằng, điều này có thể được thực hiện nếu chính phủ yêu cầu các nhà sinh thái học và các kỹ sư cùng hợp tác để xác định và loại bỏ các đặc tính của sản phẩm (nếu phát hiện các mảnh vụn trong môi trường sống) có thể gây ra những ảnh hưởng về mặt sinh thái. Cách tiếp cận tương tự đã được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính sinh thái hoặc để chế tạo ra các thiết bị y tế “tương thích sinh học” ít độc hại hơn.

BBCN
Đăng ngày 15/03/2017
Đào Minh
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 15:02 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 15:02 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:02 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 15:02 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 15:02 17/06/2025
Some text some message..