Chìa khóa đảm bảo an toàn sinh học trong hệ thống RAS

Dưới đây là bài viết phân tích những rủ ro và biện pháp kiểm soát để đảm bảo an toàn sinh học trong trang trại nuôi trồng thủy sản tuần hoàn. An toàn sinh học trong hệ thống RAS liên quan đến việc giải quyết các nguy cơ rủi ro bên trong và bên ngoài.

cá chẽm
Đảm bảo an toàn sinh học là chìa khóa thành công trong hệ thống RAS.

Có rất nhiều lợi thế khi sử dụng hệ thống RAS. Đứng đầu là khả năng cung cấp các biện pháp kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn. Với các điều kiện sản xuất ổn định, RAS cung cấp phạm vi để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đồng nhất.

Một trong những lợi thế chính của các cơ sở RAS là các rào cản vật lý và các biện pháp kiểm soát hệ thống để bảo vệ cá khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, các vi sinh vật gây bệnh có thể phổ biến ở các dạng khác nhau trong và xung quanh các trang trại RAS khi gặp điều kiện thích hợp, chúng có thể nhanh chóng tăng số lượng và lây lan. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bùng phát dịch bệnh, và cuối cùng là cá chết - gây thiệt hại về tài chính cho người nuôi.

Mối nguy trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn được chia thành hai loại chính: bên ngoài và bên trong. Các mối nguy bên ngoài được chuyển từ bên ngoài vào trang trại RAS. Các mối nguy bên trong là những mối nguy phát sinh và lan truyền trong nội bộ các trạng trại RAS. Mỗi mối nguy có một phương tiện xâm nhập với tốc độ lây lan khác nhau và mức độ rủi ro riêng.

Nguồn nước

Nước là một yếu tố thiết yếu trong bất kỳ trại nuôi cá nào. Chất lượng và độ an toàn của nước tùy thuộc vào nguồn nước cấp. Nước có thể được cung cấp cho cơ sở RAS từ nước ngầm (giếng khoan) hoặc nước bề mặt (sông, hồ và vịnh hẹp). Dù  ở đâu thì nước vào bể nuôi cá phải không có các hạt (như hạt cát), mầm bệnh và chất gây ô nhiễm (như đồng, kẽm và nhôm).

Nguồn nước ngầm tương đối an toàn, không có mầm bệnh, ít vi sinh và chất hữu cơ so với nguồn nước mặt. Đối với các chất gây ô nhiễm, nguy cơ tương tự nhau ở các nguồn nước cấp. Mức độ ô nhiễm không mong muốn trong nguồn nước mặt có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình phong hóa tự nhiên, cũng như chất thải ngành công nghiệp và nông nghiệp.

Một trong những bước đầu tiên đảm bảo an toàn sinh học bắt đầu từ thời điểm này. Các phương pháp đo và lọc cơ học được thực hiện để giảm thiểu các hạt lơ lửng. Tiếp theo là phương pháp xử lý ozone để giảm thiểu vi hạt, mầm bệnh và chất gây ô nhiễm. Sau đó, tia UV được thực hiện để giảm thiểu mầm bệnh và loại bỏ lượng ozone dư thừa trong nước.

cá chép
Nước là một yếu tố thiết yếu trong bất kỳ trại nuôi cá nào.

Để giảm nguy cơ hỏng hóc và duy trì hiệu quả của thiết bị, cần phải tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian và liều lượng tiếp xúc chính xác trong đơn vị UV và ozone. Nên bảo trì hàng tuần và kiểm tra hàng ngày và các bộ phận chính như đèn UV nên được thay thế trước khi hết tuổi thọ dự kiến.

Trong trường hợp hỏng hóc ngoài ý muốn, nên dự phòng các linh kiện quan trọng trong kho để thay thế và có máy dự phòng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Như một quy trình truy xuất nguồn gốc an toàn sinh học, hàng tháng nên lấy mẫu nước trước cũng như sau khi xử lý để kiểm tra và theo dõi mức độ ô nhiễm trong nước cấp.

Trứng và cá

Điều kiện tiên quyết trong RAS là nguồn cung cấp trứng và cá giống phải có chất lượng cao và không mang mầm bệnh. Bởi việc đem trứng hay cá giống có mầm bệnh vào cơ sở RAS mang lại rủi ro rất lớn. Kế hoạch sản xuất sẽ bị gián đoạn dẫn đến sự chậm trễ đáng kể và mất sản lượng cá. Trong trường hợp xấu nhất, mầm bệnh sẽ lây lan sang các đơn vị nuôi khác.

Hầu hết chính quyền địa phương yêu cầu giấy chứng nhận kiểm dịch từ các nhà cung cấp trứng và cá giống để giảm thiểu lây lan các bệnh truyền nhiễm. Nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng, yêu cầu sàng lọc các mầm bệnh truyền nhiễm. Thủ tục này phải được tiến hành trước khi giao hàng cho người mua.


Giống phải đảm bảo chất lượng, yêu cầu sàng lọc các mầm bệnh truyền nhiễm. Ảnh: MultiPath Xtra.

Nên yêu cầu giấy chứng nhận khử trùng cho trứng và hệ thống vận chuyển. Trứng phải được khử trùng một lần nữa khi được giao đến nơi và cá phải được thả vào các đơn vị cách ly. Thời gian cách ly khác nhau, nhưng theo nguyên tắc chung, khuyến khích bốn tuần.

Trước khi thả giống, các kỹ thuật viên hoặc bác sĩ thú y có kinh nghiệm nên tiến hành đánh giá chất lượng đàn giống và sức khỏe cá giống sau quá trình vận chuyển. Cần có một hệ thống ghi chép  và truy xuất nguồn gốc là một công cụ quan trọng trong trường hợp bùng phát dịch bệnh.

Khách viếng thăm

Khách thăm trang trại có thể đến thăm các cơ sở RAS hay có mặt vì nhiều lý do. Tuy nhiên, những khách có thể vô tình mang theo và lây lan mầm bệnh lây nhiễm sang cá và cả nhân viên của trang trại.

Các cách khác nhau có thể giảm thiểu những rủi ro nà như: người mới đến cơ sở cần được thông báo về các quy tắc an toàn sinh học của cơ sở. Họ cũng nên điền vào mẫu đơn xác nhận rằng họ không gặp bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào. Hầu hết các cơ sở đề xuất thêm khoảng thời gian cách ly 48 giờ sau khi đến thăm các trang trại cá khác hoặc những nơi có nguy cơ về an toàn sinh học.

an toàn sinh học ao nuôi
Khách có thể vô tình mang theo và lây lan mầm bệnh lây nhiễm

Hàng rào ngăn cách khách tham quan với khu vực sản xuất cũng có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng đắt tiền và cần được lập kế hoạch trong giai đoạn xây dựng ban đầu. Các rào cản vật lý đơn giản có thể được thực hiện với chi phí thấp hơn, chẳng hạn như ngăn cách các lối vào trại nuôi cá và tạo ra các khu vực khử trùng (được trang bị bồn rửa chân, trạm khử trùng tay và phòng thay đồ.)

Trước khi vào RAS, khách tham quan nên thay quần áo và giày dép mới. Họ cũng phải làm sạch và khử trùng tay, và tránh tiếp xúc trực tiếp với quá trình sản xuất. Trong trường hợp lấy mẫu, nhân viên cần hỗ trợ để tránh những rủi ro không đáng có.

Thức ăn 

Thức ăn giàu dinh dưỡng cũng là phương tiện để mầm bệnh phát triển và lây lan, tùy thuộc vào điều kiện bảo quản. Tuy nhiên, rủi ro chứa vi sinh vật đối với nguồn gốc thức ăn chăn nuôi thấp hơn rủi ro liên quan đến chất lượng của thức ăn. Do chất lượng thức ăn ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường nước và sức khỏe vật nuôi.

Các biện pháp an toàn sinh học là cực kỳ quan trọng để giảm rủi ro gián tiếp do chất lượng của thức ăn. Khi giao hàng, tất cả các thức ăn được cung cấp phải được kiểm tra và phân tích thành phần. 

cá ăn mồi
Thức ăn cũng có thể là phương tiện để mầm bệnh phát triển và lây lan.

Thức ăn phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp, và khi được mở ra, chúng phải được đậy kín để tránh hư hỏng hoặc nhiễm bẩn.

Hệ thống cho ăn phải được kiểm tra và bảo trì hàng tuần. Bất kỳ sự tích tụ hoặc nấm mốc thức ăn phải được làm sạch ngay lập tức, đặc biệt là trong hệ thống cho ăn để tránh lây lan sang thức ăn khác.

Vận chuyển hàng hóa

Các mầm bệnh cũng có thể xâm nhập qua khâu vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong trang trại nuôi cá và chúng có thể lây lan nhanh chóng nếu không có các biện pháp an toàn sinh học. Nên thiết lập một khu vực giao hàng và một nơi có thể khử trùng hàng hóa liên quan và đặt trong kiểm dịch.

thu hoạch tôm

Cần yêu cầu ghi nhật ký khử trùng từ người vận chuyển để đảm bảo không có rủi ro từ hàng hóa trước đó, ghi rõ loại hóa chất được sử dụng và ngày hoàn thành.

Luôn đảm bảo rằng hàng hóa được chứng nhận và đảm bảo chất lượng, đặc biệt là những sản phẩm sẽ được sử dụng trực tiếp trong hệ thống. Không bao giờ sử dụng thiết bị đã ở trong các cơ sở khác, thậm chí đã được khử trùng, vì rủi ro là quá cao.

Aerosols

Các hạt khí dung hay aerosol bản chất là dạng vật chất, có thể dạng rắn hoặc dạng lỏng, nhưng tồn tại ở dạng cấu trúc rất nhỏ. Aerosols là những hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, giống như bụi, có thể dần dần tích tụ và lắng đọng trên bề mặt. Các hạt trong không khí cũng có thể mang mầm bệnh vào cơ sở qua hệ thống thông gió.


Kiểm tra hàng tháng đối với hệ thống thông gió và nên thay bộ lọc gió thường xuyên.

Nên có một hệ thống lọc để giảm thiểu sự xâm nhập của các hạt, các cửa thông gió và quạt phải được đặt cách xa các bể chứa, thiết bị và khu vực bể chứa nơi có thể dễ dàng tiếp xúc với nước trong hệ thống nuôi. Nên kiểm tra bằng mắt hàng tháng đối với hệ thống thông gió và nên thay bộ lọc gió thường xuyên.

Côn trùng và động vật

Các cơ sở RAS ít tiếp xúc với côn trùng và động vật hoang dã hơn các trại cá truyền thống. Tuy nhiên, hệ thống RAS cung cấp nhiệt độ ổn định, thức ăn và an toàn khỏi các loài săn mồi, do đó tạo ra môi trường hoàn hảo cho các loài gây hại tiềm ẩn như côn trùng, động vật gặm nhấm và chim ăn xác thối.


Cơ sở RAS ít tiếp xúc với côn trùng và động vật hoang dã hơn các trại cá truyền thống, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ.

Những loài gây hại này là những mối nguy bên ngoài có thể mang mầm bệnh vào cơ sở. Một số có thể gây căng thẳng cho cá mà cuối cùng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Nhân viên phải chủ động trong việc loại bỏ và làm sạch thức ăn ngay khi rơi vãi và đảm bảo rằng trang trại được ngăn nắp và không có chất thải hoặc vật liệu tích tụ.

Nhân viên

Nhân viên là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động RAS. Họ cơ sở RAS ít tiếp xúc với côn trùng và động vật hoang dã hơn các trại cá truyền thống

Có nhiều nguy cơ mầm bệnh lây lan trong hệ thống RAS do các nhân viên. Các thành viên phải có đủ kỹ năng để thực hiện bất kỳ loại hoạt động nào trong cơ sở, nhưng điều quan trọng là mỗi nhóm nhân viên phải có một đơn vị sản xuất cụ thể hoặc một lô cá cụ thể để theo dõi, vì điều này làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.


Nhân viên cơ sở RAS ít tiếp xúc với côn trùng và động vật hoang dã hơn các trại cá truyền thống.

Kỷ luật nhân viên là điều cần thiết. Vệ sinh tốt và trang phục lao động phù hợp là những biện pháp quan trọng. Giữ cho các bể ngâm chân được làm sạch và đổ đầy chất khử trùng. Thuốc khử trùng có thể mất hiệu quả nhanh chóng tùy thuộc vào cách sử dụng, vì vậy hãy đảm bảo chúng được thay thế thường xuyên. Bảng hướng dẫn giải pháp có thể được hiển thị tại khu vực liên quan như một lời nhắc nhở.

Việc đào tạo nhận thức và thực hành tốt cũng rất quan trọng. Trong trường hợp có dịch bệnh, hãy duy trì các ca nhân viên khác nhau để tránh lây nhiễm chéo.

Thiết bị 

Trang thiết bị và dụng cụ tốt là chìa khóa để vận hành trơn tru hơn, hiệu quả hơn. Chúng thúc đẩy tinh thần của nhóm, tiết kiệm thời gian và góp phần vào an toàn sinh học.

Thực hành an toàn sinh học tốt bao gồm việc làm sạch và khử trùng tất cả các loại thiết bị sau khi sử dụng - loại bỏ chất nhầy, vảy cá và chất hữu cơ bám trên thiết bị. Nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, chúng dễ bị vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi và là nguồn tiềm ẩn bùng phát dịch bệnh.

lưới đánh cá
Làm sạch và khử trùng tất cả các loại thiết bị sau khi sử dụng - loại bỏ chất nhầy, vảy cá và chất hữu cơ bám trên thiết bị.

Chất khử trùng còn sót lại trên thiết bị phải được rửa sạch trước khi sử dụng. Trong một số trường hợp và vật liệu cho phép, các dụng cụ đã khử trùng nên được để khô trong không khí cho đến lần sử dụng tiếp theo. Quy trình có thể khác nhau tùy theo nhà sản xuất, loại sản phẩm và nồng độ sử dụng nhưng theo nguyên tắc chung, chất khử trùng phải được tiếp xúc ít nhất 10-20 phút trước khi loại bỏ. Mọi bề mặt phải được làm sạch để loại bỏ càng nhiều chất hữu cơ càng tốt trước khi khử trùng.

Một thực tiễn tốt khác là sử dụng mã màu trong các hoạt động. Phương pháp đơn giản và hiệu quả này có thể được áp dụng cho tất cả các loại hoạt động - từ loại bỏ cá chết đến chuẩn bị thức ăn. Điều này mang lại nhiều lợi ích: giảm thiểu lây nhiễm chéo, nâng cao nhận thức về mối nguy và cung cấp khả năng tiếp cận nhanh hơn với các thiết bị cần thiết.

Loại bỏ phân và cá chết

Khi phân và thức ăn thừa không được loại bỏ khỏi hệ thống RAS một cách hiệu quả, sẽ có sự tích tụ sinh học. Điều quan trọng là phải thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi cá để đảm bảo việc loại bỏ chủ động. Việc loại bỏ màng sinh học từ thành bể và khu vực bể chứa phải được theo dõi và làm sạch. Các cặn thức ăn thừa và chất hữu cơ cần được làm sạch và xi phông nếu cần.

hố siphon
Hố siphon để loại bỏ phân trong hệ thống nuôi tôm.

Các rủi ro liên quan khác bao gồm việc loại bỏ các cá chết khỏi hệ thống. Hoạt động này cần được thực hiện với các biện pháp phòng ngừa bổ sung, và nên sử dụng thiết bị cụ thể, chỉ định các khu vực cụ thể để phân loại mức độ chết của cá và sử dụng găng tay dùng một lần. Việc xử lý cá chết phải tuân theo các quy định của địa phương và được thu gom xử lý đúng quy định.

Các khu vực cụ thể được chỉ định, sàn, lối đi và tất cả các loại bề mặt phải được làm sạch và khử trùng sau mỗi lần hoạt động.

References: Saravanan Subramanian, Bernardo Sumares,Tahi Fu (2020). Biosecurity 101: Keys to keeping your RAS pathogen-free, [online], viewed 28/3/2021, from: https://www.rastechmagazine.com/biosecurity-101-keys-to-keeping-your-ras-pathogen-free/.

Đăng ngày 29/03/2021
Lệ Thủy @le-thuy
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:24 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:24 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:24 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:24 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:24 20/04/2024