Chiến lược dùng kháng sinh hiệu quả trong nuôi tôm

Sử dụng kháng sinh dường như là một thói quen khó thay đổi trong nuôi tôm, do kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm các vi sinh vật, có lợi trong xử lý, cải tạo môi trường, mật độ nuôi càng cao thì càng sử dụng nhiều.

Lấy mẫu tôm
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc lấy mẫu tôm là khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật. Ảnh: Tép Bạc

Tuy nhiên, người nuôi chỉ nên sử dụng kháng sinh như biện pháp cuối cùng khi điều trị bệnh, vì việc sử dụng bừa bãi kháng sinh khi không có kiến thức chuyên môn có thể gây ra những hậu quả khôn lường, tác động nghiêm trọng đến vụ nuôi của bà con.

Sẽ như thế nào nếu lạm dụng kháng sinh quá nhiều?

Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo và được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra ở người, vật nuôi và cây trồng. 

Tuy nhiên, nếu sử dụng bừa bãi, không đúng cách sẽ dẫn đến một số vấn đề như:

- Gây mất cân bằng sinh thái trong ao: Kháng sinh có khả năng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật (cả có hại và có lợi), do đó những vi khuẩn tự nhiên có lợi trong đường ruột tôm và ao nuôi cũng bị ảnh hưởng.

- Thiệt hại kinh tế: Do tồn dư kháng sinh trong sản phẩm đầu cuối, bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu.

- Ảnh hưởng sức khỏe: Việc tiêu thụ thịt tôm gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc ở người do bị tồn dư kháng sinh trong cơ thể.

ThuốcKháng sinh là hoạt chất tự nhiên được chiết xuất từ vi sinh vật (thường là vi nấm) được dùng để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh

Hơn hết, lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng bằng kháng sinh đồ 

Kháng sinh đồ (KSĐ) là kỹ thuật kiểm tra nhằm xác định rõ loại kháng sinh có hiệu quả đối với vi khuẩn cụ thể và mức độ nhạy cảm của chúng. 

Sau khi xác định được loại thuốc kháng sinh phù hợp và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn, các chuyên gia trong thủy sản có thể lựa chọn chính xác phương pháp điều trị, từ đó tránh được việc lạm dụng thuốc quá mức và giảm thiểu tình trạng kháng sinh trong nuôi tôm.

Trường hợp thực hiện kháng sinh đồ

- Nhiễm khuẩn không phản ứng với điều trị kháng sinh truyền thống: Khi tôm bị nhiễm khuẩn và việc sử dụng kháng sinh thông thường không đem lại hiệu quả mong đợi, việc thực hiện kháng sinh đồ giúp xác định khả năng của các loại kháng sinh cụ thể trong việc đối phó với vi khuẩn gây bệnh.

- Nghi ngờ về sự kháng thuốc: Khi có nghi ngờ vi khuẩn gây bệnh trong ao tôm đã kháng thuốc, bà con nên thực hiện kháng sinh đồ để xác định mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh.

Đĩa khuẩnKháng sinh đồ cũng giúp phân tích và xác định tình trạng kháng kháng sinh của hệ vi sinh trong nuôi tôm với các loại thuốc

- Đánh giá sự hiệu quả của loại kháng sinh mới: Khi có sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới trên thị trường, kháng sinh đồ được sử dụng để đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn với loại kháng sinh mới này, từ đó đưa ra quyết định về việc sử dụng trong điều trị bệnh tôm.

Giúp tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng quá mức kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã gây ra tình trạng gia tăng đáng kể về kháng kháng sinh trong nuôi tôm, ảnh hưởng đối với quá trình điều trị bệnh và sức đề kháng của các loài thủy sản. Vấn đề này không chỉ gây ra nguy cơ sức khỏe mà còn đe dọa đến sự phát triển toàn cầu.

Kháng sinh đồ được xem là chiến lược hiệu quả trong sử dụng kháng sinh, giúp chúng ta tìm ra loại kháng sinh phù hợp nhất cho việc điều trị bệnh súc, không chỉ về hiệu quả điều trị mà còn về phương pháp sử dụng (như uống, tiêm, ...), và cả về hiệu quả kinh tế (bằng cách chọn loại kháng sinh có tác dụng nhạy cảm với chi phí hợp lý nhất,...).

Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật kháng sinh đồ cần phải có kiến thức chuyên môn và các thiết bị và hóa chất cần thiết do đó người dân không thể tự xét nghiệm mà cần phải có sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Dựa vào kháng sinh đồ, bà con có thể lựa chọn loại kháng sinh thích hợp cho ao nuôi của mình.

Vậy đâu mới là kháng sinh ĐÚNG cho bệnh của tôm? 

Ứng dụng kỹ thuật kháng sinh đồ trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng vụ nuôi và tìm ra loại thuốc phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả canh tác cho bà con. 

Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu kiến thức chuyên môn cao cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị và hóa chất chuyên dụng. Vì vậy, người dân không thể tự thực hiện mà cần có sự giúp đỡ từ các chuyên gia có kinh nghiệm. Các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm và phân tích mẫu lấy từ vùng nuôi, sau đó đưa ra kết quả về loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhạy cảm của chúng đối với các loại kháng sinh khác nhau. 

Xét nghiệmThực hiện kháng sinh đồ yêu cầu kiến thức chuyên môn cao cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị và hóa chất chuyên dụng. Ảnh: Tép Bạc

Qua quá trình này, bà con có thể lựa chọn loại kháng sinh thích hợp nhất, giúp điều trị hiệu quả các bệnh trong ao nuôi, giảm thiểu rủi ro và tăng cường năng suất nuôi.

Đặc biệt, trong tháng 8 này, Farmext LAB đang áp dụng chương trình MUA 1 TẶNG 1 cho dịch vụ Kháng sinh đồ tại chuỗi Farmext LAB trên toàn quốc. Nhắn tin với Farmext để được hỗ trợ hoặc liên hệ: 08888 349 88.

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MUA 1 TẶNG 1 KHÁNG SINH ĐỒ

Dịch vụ Kháng sinh đồ trên khuẩn Vibrio bao gồm 3 gói đa dạng với 6, 12 và 18 loại kháng sinh. Khi bà con mua 01 gói dịch vụ Kháng sinh đồ trên khuẩn Vibrio, sẽ được tặng 01 voucher sử dụng gói dịch vụ Kháng sinh đồ có giá trị tương đương. Bà con có thể chọn loại kháng sinh khác với loại trong gói mua ban đầu.

Ví dụ

Khi mua 01 gói xét nghiệm Kháng sinh đồ 6 loại. Bà con sẽ được tặng thêm 01 Voucher xét nghiệm Kháng sinh đồ 6 loại. Ở lần sau, bà con có thể chọn xét nghiệm 6 loại kháng sinh khác với 6 loại trong lần đầu.

Lưu ý

Chương trình được áp dụng tại các Farmext LAB trên toàn quốc. Thời gian diễn ra chương trình: Từ ngày 01/08/2024 đến hết ngày 31/08/2024. 

Liên hệ ngay với Farmext LAB gần nhất để đăng ký dịch vụ.

Đăng ngày 15/08/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:42 19/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 10:42 19/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 10:42 19/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 10:42 19/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 10:42 19/09/2024
Some text some message..