Chiến lược kiểm soát bệnh nấm trên cá bằng con đường sinh học

Các nhà khoa học từ Viện sinh thái nước ngọt và thủy sản nội địa Leibniz (IGB) của Đức đã đưa ra những đề xuất giúp quản lý bệnh nấm trên cá và động vật lưỡng cư bằng con đường sinh học.

Chiến lược kiểm soát bệnh nấm trên cá bằng con đường sinh học
Cá hồi (Salmo salar) bị nhiễm nấm Saprolegnia. Ảnh: phys.org/news

Các sinh vật trong các hệ sinh thái nước biển và nước ngọt đang bị đe dọa bởi các bệnh nấm gây ra. Những mầm bệnh này là mối quan ngại đáng sợ, đặc biệt với ngành nuôi trồng thủy sản. Các bệnh do nấm gây ra cũng là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của các loài lưỡng cư. Các nhà khoa học tại IGB, Đức đã đề xuất các giải pháp sinh học thay thế để kiểm soát các bệnh nấm theo cách thân thiện với môi trường hơn.

Một số bệnh nấm và bệnh giống như nấm có các giai đoạn các bào tử động (zoospores), các bào tử này bơi trong nước để tìm kiếm vật chủ mới. Chúng gây hại cho cá, động vật lưỡng cư, tảo và rong biển được sản xuất cho con người. 

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Thijs Frenken cho biết: "Thiệt hại do những căn bệnh này gây ra là rất đáng kể. Một số hóa chất đã được chấp thuận để phòng bệnh, tuy nhiên chúng rất tốn kém, có hại cho môi trường và thường không hiệu quả trong thời gian dài, khiến cho việc áp dụng rất khó khăn, đặc biệt là khi được sử dụng trong việc bảo vệ các loài cá".

80 triệu tấn là sản lượng cá của thế giới đến đến từ nuôi trồng thủy sản và dự kiến sẽ tăng thị phần trong chế độ ăn giàu protein của con người. Bệnh là nguyên nhân chính của thiệt hại kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Ít nhất 10% cá hồi trong ngành nuôi trồng thủy sản chịu thiệt hại do bệnh nấm gây ra. Như các trang trại nuôi cá hồi ở Scotland, nhiễm trùng do nấm dẫn đến thiệt hại sản xuất ít nhất 6,5 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Do đó, cần có biện pháp hiệu quả và bền vững để kiểm soát bệnh nấm trên cá.

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất 7 phương pháp sinh học để bảo vệ các sinh vật dưới nước chống lại các bệnh nấm:

1 - Ngăn chặn hoặc giảm lây truyền mần bệnh (kiểm soát các con đường lây truyền và vectơ mang bệnh): Các loài động vật và thực vật có thể lây lan mầm bệnh. Liên hệ chặt chẽ giữa các quần thể khác nhau , ví dụ như di cư, có thể làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể.

2 - Tăng tính đa dạng của các loài nuôi: Nuôi trồng thủy sản độc canh dùng dể chỉ các quần thể đồng nhất về mặt di truyền rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lây nhiễm. Do đó việc nuôi ghép để làm cho quần thể/cộng đồng vật nuôi đa dạng hơn có thể hạn chế sự lây lan của nhiễm trùng.

3- Tiêm chủng: Tiêm vắc-xin chống lại các bệnh do virus hoặc vi khuẩn đã phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Hiện tại không có vắc-xin chống lại các bệnh giống như nấm, nhưng đây có thể là một con đường đầy hứa hẹn.

4 - Kích thích sự phòng thủ và sản xuất các peptide chống nấm của vật chủ: Khi mầm bệnh ký sinh xâm nhập vào vật chủ, tế bào chủ sẽ chết và peptide được giải phóng. Những chất báo hiệu này gây ra sự bảo vệ miễn dịch gia tăng trong các tế bào lân cận.

5 - Sử dụng probiotic: Chúng có thể ức chế sự phát triển của các bào tử nấm ký sinh và cũng có thể ngăn chặn sự gắn kết của các bào tử với vật chủ bằng cách hình thành các chất hoạt động bề mặt. Probiotic đã được thử nghiệm thành công trên cá như là một phương pháp điều trị nhiễm trùng nấm.

6 - Hyperparasitism: hiện tượng vật ký sinh sống nhờ vào vật ký sinh khác. Sử dụng một loại ký sinh trùng khác lây nhiễm để loại bỏ ký sinh trùng trên cá.

7 - Sử dụng loài "ăn ký sinh trùng": Ăn ký sinh trùng là hành vi rất phổ biến trong tự nhiên. Các vi sinh vật khác trong nước (động vật phù du), có thể tiêu thụ nấm ký sinh trên cá.

Leibniz-Viện sinh thái nước ngọt và thủy sản nội địa (IGB) Đức

Đăng ngày 09/07/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 17:22 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 17:22 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 17:22 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:22 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 17:22 16/11/2024
Some text some message..