Chìm nổi nghề nuôi cá lồng trên dòng Đà giang

Năm 2010, sau khi thủy điện Sơn La bước vào quá trình ngăn sông tích nước, một vùng lòng hồ rộng lớn đã được hình thành ở Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

nghề nuôi cá lồng
Nghề nuôi cá lồng đang từng ngày giúp người dân ở Chiềng Bằng, Quỳnh Nhai có cuộc sống sung túc hơn

Những nông dân vốn quanh năm chỉ biết đạp rẫy, trồng nương nay biết thêm chuyện sắm thuyền, mua lưới đánh bắt cá lênh đênh theo dòng nước, rồi chuyển sang nghề nuôi cá lồng. Cũng bởi cái nghề “là lạ”, theo cách nói của người bản địa, mà không ít gia đình đã trở thành những triệu phú trên vùng đất nghèo khó...

Thu nhập “khủng” giữa lòng hồ

Ông Lò Văn Khặn ở bản Huổi Quẩy, xã Chiềng Bằng kể: “Trước đây, khi đến nơi ở mới không có ruộng cấy lúa, làm cái nghề mới này thấy lạ lẫm cũng sợ. Nhưng giờ cũng nhờ cái nghề là lạ này mà cuộc sống dân bản khấm khá và no đủ hơn hồi chưa di cư”.

Được biết, xã Chiềng Bằng có khoảng 120 hộ dân thuộc diện tái định cư. Với những hộ này, ngày đầu di chuyển đến nơi ở mới cuộc sống của họ vấp phải rất nhiều khó khăn. Nhận định được tình hình, chính quyền địa phương đã kịp thời đưa ra định hướng sinh kế, cụ thể nhất là chuyện nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trên dòng Đà giang. UBND xã Chiềng Bằng đã lập “Đề án phát triển mô hình nuôi cá lồng trên mặt hồ thủy điện” và được huyện Quỳnh Nhai phê duyệt.

Với việc ký kết hợp đồng, phối hợp cùng Trung tâm Giống Sơn La hỗ trợ khâu tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn đóng lồng bè và chăm sóc cho cá, sau một thời gian nuôi thí điểm, các mô hình nuôi thử nghiệm cá lồng phát triển ổn định, tạo tâm lý tin tưởng cho người dân.

Theo tìm hiểu, toàn huyện Quỳnh Nhai có hơn 10.000ha mặt nước với nguồn thủy sản phong phú. Hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng thuộc top đầu của Sơn La. Trung bình, sản lượng thủy sản ước đạt 270 tấn/năm, sản lượng cá, tôm đánh bắt khoảng 730 tấn/năm. Hiện tại, huyện Quỳnh Nhai có 7 Hợp tác xã (HTX) thủy sản, riêng khu vực cầu Pá Uôn được xem là điểm tập trung nhiều hộ dân tham gia nuôi cá lồng nhất.

Quy mô lớn nhất trong khu vực này là HTX Thủy sản Hạnh Lợi. Theo đó, đơn vị này có tới 32 lồng cá, loại cá nheo có 14 lồng, 7 lồng cá tầm, còn lại là cá thương phẩm bình dân như chép, trôi, rô phi... trung bình mỗi năm đơn vị xuất bán khoảng 10 tấn cá, số tiền thu về hầu hết sử dụng để tái sản xuất.

Ông Tòng Văn Tám - Phó Chủ tịch xã hồ hởi: “So với chăn nuôi gà lợn, trồng cấy lúa, ngô, thu nhập khoảng 1,5 triệu/tháng thì nay nghề nuôi cá lồng đem lại thu nhập trội hơn hẳn, khoảng 2,5 triệu/người/tháng”. Niềm vui của ông Tòng Văn Tám là có cơ sở khi hàng năm nguồn thu nhập trung bình từ nuôi cá lồng tại đây lên đến hơn 4 tỷ đồng.

Vẫn còn khó ở đầu ra

Không thể phủ nhận hiệu quả từ nghề nuôi cá lồng, bước đầu đã giúp người dân chuyển từ thói quen sản xuất độc canh trên đất dốc sang phát triển nuôi cá lồng gắn với nuôi thủy cầm trên lòng hồ, tạo nguồn thu đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, Quỳnh Nhai còn gặp khó khăn vì chưa có doanh nghiệp hay đơn vị nào đứng ra thu mua sản phẩm cho người nuôi cá.

Ông Lò Văn Khặn cho biết, bình quân đầu tư 1 lồng cá khoảng 30m2 mất gần 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi lồng thu lãi khoảng 12 triệu đồng/năm. Ông Khặn cũng khẳng định nuôi cá lồng không quá vất vả do tận dụng được nguồn thức ăn là các loại sản phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương như: lá sắn, chuối, ngô… Do vậy, chi phí đầu tư ban đầu không quá cao và nhanh cho thu hồi vốn. Tuy nhiên, có hỗ trợ vốn, có cá thành phẩm để xuất bán nhưng nhiều khi người nuôi cá bị “kẹt” bởi không có nơi tiêu thụ.

Theo tìm hiểu của người viết, đa phần người dân trên địa bàn đều tự tìm đầu mối tiêu thụ, cung cấp cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Trong khi các loại cá thông thường như trắm, chép khó tiêu thụ bởi giá bán tại lồng từ 90 - 100 nghìn đồng/kg, khó cạnh tranh được cá nuôi công nghiệp bán tại chợ giá cũng chỉ 50 - 60 nghìn đồng/kg.

Các loại cá đặc sản như: nheo, lăng, tầm dễ tiêu thụ hơn thì giá con giống lại cao, tỷ lệ nuôi sống thấp, chỉ đạt khoảng 50-60%. Thêm nữa, đầu ra chưa ổn định cộng với thiếu vốn mở rộng quy mô nuôi nên người dân chưa tận dụng hết diện tích mặt nước để phát triển nghề nuôi cá...

Chung nỗi âu lo này, bà Vũ Thị Lợi – Chủ nhiệm HTX Thủy sản Hạnh Lợi cho biết thêm, bởi chưa có doanh nghiệp, đơn vị nào đứng ra thu mua sản phẩm nên HTX phải chủ động tìm đầu ra qua các nhà hàng, các thương lái chuyên mua gom cá hoặc bán trực tiếp cho người dân, nhu cầu rất thất thường, không ổn định.

Bên cạnh đó, mực nước lên xuống thất thường, ảnh hưởng của thiên tai, báo lũ cũng là những khó khăn đối với người nuôi cá lồng. Ngay trong năm 2012, giông lốc đã cuốn trôi gần hết lồng bè, gây thiệt hại cho các hộ nuôi cá hàng trăm triệu đồng. Đ.L

Hướng đi nào để phát triển bền vững?

Nếu Quỳnh Nhai không sớm có phương án bao tiêu, đảm bảo quá trình tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi, ngành nghề này sẽ rất khó phát triển bền vững. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, người viết phát hiện cách táo bạo, nhiều khả năng nhân rộng ở xã Chiềng Bằng.

Cụ thể, HTX Thủy sản Chiềng Bằng được thành lập từ năm 2012, với 18 thành viên và chia làm 3 nhóm. Để có vốn hoạt động, mỗi xã viên sẽ có trách nhiệm góp 15 triệu đồng đầu tư mua vật liệu làm lồng và thức ăn cho cá. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho HTX hoạt động, huyện đã giao hơn 37ha mặt nước lòng hồ; hỗ trợ 100% giống cá trong thời gian 36 tháng. Do có nhiều ưu đãi như vậy, người dân tham gia HTX ngày càng nhiều.

Báo Pháp Luật VN, 17/10/2015
Đăng ngày 19/10/2015
Đinh Luyện
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 07:04 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 07:04 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:04 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 07:04 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 07:04 14/11/2024
Some text some message..