Chọn con giống tốt là chìa khóa kiểm soát bệnh tôm

Chất lượng tôm giống là một trong những yếu quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh đối với tôm nuôi. Kiểm tra sinh học ban đầu cần thiết để đảm bảo tôm không mang mầm bệnh virus hoặc vi khuẩn. Các đánh giá cảm quan bao gồm quan sát hoạt động, hệ gan tụy, mang và ruột. PL 10 thường được khuyến cáo là có thể sử dụng để thả nuôi, tuy nhiên ở điều kiện độ mặn thấp, PL12 sẽ thích hợp hơn. Cần duy trì điệu kiện thích hợp trong suốt quá trình vận chuyển tôm giống.

tôm ở Post 10
Hình 01 - Mang tôm phát triển hoàn chỉnh ở giai đoạn PL 10.

Tiến sỹ Chalor Limsuwan (Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Kasesart, Thái Lan) và Carlos A. Ching  (Giám đốc nuôi trồng thủy sản của Nicovita – Alicorp SAA – Callau – Lima – Peru) đã có bài viết hướng dẫn khá chi tiết các chọn giống trên tạp chí ADVOCATE, số tháng 09 – 10/2013. Chúng tôi tiến hành biên dịch lại một phần bài viết này và bổ sung thêm một số hình ảnh mà Tiến Sỹ Chalor Limsuwan đã cung cấp cho chúng tôi trước đây để giúp bà con nuôi tôm có thêm giải pháp trong việc phòng chống dịch bệnh hiện nay.

THẢ CON GIỐNG POST MẤY LÀ THÍCH HỢP

Đây là một câu hỏi mà nhiều người nuôi tôm thường hay hỏi. Do áp lực thiếu con giống nhiều bà con đã tiến hành thả giống PL 7 – 8, tuy nhiên điều đó không phù hợp. PL 10 là cỡ giống được khuyến khích thả trực tiếp vào ao nuôi vì ở giai đoạn này mang tôm đã phát triển hoàn chỉnh như tôm trưởng thành (hình 01) và do đó nó có thể chống lại điều kiện khắc nghiệt khi vận chuyển tốt hơn và nhanh chóng phù hợp với điều kiện thủy lý hóa, thổ nhưỡng tại ao nuôi. Tuy nhiên, với độ mặn ao nuôi thấp hơn 5 phần ngàn, PL 12 sẽ thích hợp hơn để đảm bảo tỷ lệ sống cao sau khi thả vào ao (Chalor Limsuwan và Carlos A. Ching).

CÁCH XÁC ĐỊNH TUỔI TÔM GIỐNG

Để xác định tuổi tôm giống, bà con cần đếm số gai trên chủy, sau đó đem nhân với 3 sẽ biết được tuổi tôm giống, chẳng hạn PL 10 sẽ có 03 gai trên chủy phát triển hoàn chỉnh và một gai thứ tư vừa mới nhú (chưa phát triển hoàn chỉnh) (hình 2), với PL 11 thì gai thứ 4 dài hơn (hình 3) và đến PL12 thì cả 04 gai đều phát triển hoàn chỉnh (04 gai x 3 = 12) (hình 4).

Hình 02 - Postlarvae 10 (PL10)

Hình 02 - Postlarvae 10 (PL10)

Hình 03 - Postlarvae 10 (PL11)

Hình 03 - Postlarvae 11 (PL11)

Hình 04 - Postlarvae 12 (PL12)

Hình 04 - Postlarvae 12 (PL12)

Một yếu tố quan trọng khác là chỉ tiêu mật độ Nauplius (thường gọi tắt là Nau, giai đoạn đầu của tôm giống), mật độ tốt nhất là không vượt quá 100 Nau/1L. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho việc duy trì nhiệt độ nước bể ương ở mức 30 độ C ± 1 cho tôm tôm giống phát triển tối ưu và đạt chất lượng cao.

Ngoài ra, tuổi tôm và trọng lượng của chúng có liên quan mật thiết với nhau:

kich co tom

Chúng ta cũng có thể sử dụng bảng đánh giá chất lượng tôm giống dưới đây để chọn lựa lô giống tốt để thả nuôi.

danh gia chat luong tom giong

CÁC KIỂM TRA SINH HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIỐNG

Bước kế tiếp và rất quan trọng đó là tiến hành các bước kiểm tra quan trọng bằng các kỹ thuật sinh học phân tử như sau và chỉ chọn lô giống có tất cả kết quả kiểm tra âm tính.

- Kiểm tra PCR (thường được khuyến cáo nên bắt đầu từ PL6) với các bệnh IHHNV (hoại tử biểu mô dưới vỏ và cơ quan tạo máu), hoại tử cơ (myonecrosis - IMNV), Tau ra (TSV), đầu vàng (YHV) và đốm trắng (WSSV).

- Tổng số vi khuẩn tối đa trên đĩa thạch là 1 x 103 CFU/g với hơn 90% các khuẩn lạc màu vàng. (Hình 05)

- Không có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh phát sáng khi kiểm tra trên đĩa thạch.

đĩa thạch

Hình 05 - Test vibrio trên đĩa thạch

CÁC CHỈ TIÊU CẢM QUAN TRỰC TIẾP

Theo tiến sỹ Chalor Limsuwan và Carlos A. Ching, các kết quả kiểm tra cảm quan tôm giống chỉ được thực hiện sau các kiểm tra sinh học trên. Tuy nhiên, tôi cho rằng các kiểm tra đánh giá cảm quan cần phải được thực hiện trước khi tiến hành các kiểm tra sinh học phân tử và kiểm khuẩn trên đĩa thạch thì sẽ hợp lý hơn. Một trong những yếu tố quan trọng là giá cả của các kiểm tra sinh học khá đắt tiền và vi khuẩn hoặc virus có thể nhiễm nhanh sau đó - khi chúng ta chờ kết quả kiểm tra sinh học - nếu trại giống không có biện pháp kiểm soát và vệ sinh tốt, vì thế ta không thể kiểm tra bằng biện pháp sinh học tất cả các lô tôm trước khi thực hiện các đánh giá cảm quan.

Các chỉ tiêu cảm quan bao gồm:

1. Hoạt động của tôm post: Ngừng sụt khí bể giống 02 phút để quan sát, tôm post bơi ngược dòng là tôm tốt, tập trung ở giữa là tôm xấu.

2. Hệ gan tụy: Gan tụy to và có nhiều giọt mỡ khi quan sát dưới kính hiển vi là tôm tốt. Gan tụy nhỏ, có màu trắng, ít giọt mỡ là tôm bị nhiễm bệnh. (hình 06, 07 và 08)

3. Hệ tiêu hóa: Quan sát nhu động ruột thấy hoạt động tiêu hóa. Quan sát tỷ lệ ruột và cơ ở đốt số 6 đạt tỷ lệ 4:1 là tốt. (hình 09, 10)

4. Quan sát bám bẩn và tình trạng hoại tử: Quan sát dưới kính hiển vi để có thể phát hiện sự bám bẩn trên tôm post bởi các loại ký sinh trùng và nấm như Vorticella, Zoothamnium, Epistylis, …Sự hiện diện của các ký sinh trùng và nấm trên tôm chứng tỏ chất lượng nước kém của bể ương giống. Nếu không kiểm soát tốt chất lượng nước thì vi khuẩn dạng sợi như Leucothrix  có thể xâm nhập mô gây tổn hại và gây chết cho tôm giống. (hình 11,12, 13, 14, 15 và 16)

gan tôm

Hình 06 - Gan tụy tốt

Hình 07 - Gan tụy tốt với nhiều giọt mỡ

Hình 07 - Gan tụy tốt với nhiều giọt mỡ

gan tụy xấu

Hình 08 - Gan tụy xấu

cơ tôm

Hình 09 - Tỷ lệ cơ đốt cuối : ruột = 4:1 chỉ thị tôm giống tốt

ty le co tom

Hình 10 - Tỷ lệ cơ : ruột không đạt yêu cầu chỉ thị chất lượng tôm giống không tốt

chân bơi

Hình 11 - Các chân bơi sạch và hoàn chỉnh - chất lượng giống tốt

chân bơi tôm tốt

Hình 12 - Chân bơi tôm giống bị hoại tử.

tom giong lai hinh

Hình 13 - Tôm giống dị hình

au trung tom

au trung tom

Hình 14, 15, 16 - Ký sinh trùng Vortycella (hình chuông) bám trên tôm giống chỉ thị chất lượng nước bể ương kém

VẬN CHUYỂN TÔM GIỐNG

Kỹ thuật vận chuyển tôm giống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng con giống - sau khi đã được chọn – về ao nuôi. Oxy, nhiệt độ, và thức ăn là những chỉ tiêu quan trọng nhất cần chú ý nó liên hệ mật thiết đến thời gian vận chuyển từ trại giống đến ao nuôi. Các khuyến cáo bên dưới dành cho việc vận chuyển giống để có lô giống đạt chất lượng cao:

Điều kiện nhiệt độ:

- Thời gian vận chuyển ít hơn 04 giờ: Vận chuyển ở nhiệt độ bình thường

- Từ 04 – 12 giờ: Duy trì nhiệt độ ở mức 24 – 28 độ C.

- Trên 12 giờ: Duy trì nhiệt độ từ 18 – 23 độ C

Điều kiện hàm lượng oxy hòa tan

Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu cho quá trình vận chuyển ở bất cứ cự ly nào cũng phải đảm bảo ở mức 5 ppm.

Điều kiện về thức ăn:

Mỗi con tôm Post cần 15 – 20 con Artemia trong mỗi 04 giờ vận chuyển.

Nếu tất cả các điều kiện trên không được đảm bảo suốt quá trình vận chuyển, tôm post sẽ bị sốc, hàm lượng amonia sẽ tăng cao, mật độ vi khuẩn gia tăng và tôm giống có thể chết trước khi được vận chuyển đến ao nuôi . Trong trường hợp này, tốt nhất không nên thả tôm xuống ao.

van chuyen tom giong

Hình 17 - Vận chuyển tôm giống trên xe lạnh

thả tôm giống

Hình 18 - Thả giống

Tài liệu tham khảo: Dr. Chalor Limsuwan and Carlos A. Ching - Postlarvae Evaluation Key To Controlling Shrimp Disease - ADVOCATE, the Global Magazine For Farmed Seafood, p 38.
Đăng ngày 10/09/2013
Dịch và biên soạn bởi: KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - Công ty VinhthinhBiostadt.
Kỹ thuật

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 02:57 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 02:57 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 02:57 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 02:57 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:57 25/12/2024
Some text some message..