Chủ động phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Đã gần một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh Quảng Bình lo lắng vì nhiều diện tích ao hồ đã xảy ra tình trạng tôm bị dịch bệnh gây chết hàng loạt, làm ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của người nuôi tôm...

hoại tử gan tụy
Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra tôm nuôi để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời

Theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có diện tích nuôi thủy sản mặn lợ là 929,1 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú 190,4 ha và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 408,7 ha. Cụ thể diện tích nuôi tôm từng địa phương: Quảng Trạch 197,6 ha; Bố Trạch 251,8 ha; Đồng Hới 46,9 ha; Quảng Ninh 48,5 ha và Lệ Thủy 31,7 ha. Trong vụ nuôi này, toàn tỉnh đã thả 19,09 triệu con giống tôm sú và 225 triệu con giống tôm thẻ chân trắng.

Tuy nhiên, khi tôm nuôi mới 15 đến 45 ngày tuổi thì dịch bệnh phát sinh sớm và diễn ra hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trong tỉnh. Đến nay, diện tích nuôi tôm bị bệnh khoảng 36,5 ha, chiếm gần 7,0% diện tích thả nuôi. Trong đó, dịch đốm trắng 12,5 ha (tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2012) và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên 24 ha. Đáng nói, hầu hết tôm chết là do mầm bệnh đốm trắng tồn lưu trong môi trường, vùng nuôi nên dịch bệnh năm nay đã xảy ra ở địa bàn các xã năm 2012 có dịch như: Quảng Thuận, Quảng Tiên (Quảng Trạch); Đồng Trạch, Hạ Trạch (Bố Trạch); Hàm Ninh (Quảng Ninh) và Bảo Ninh (Đồng Hới).

Riêng tôm chết có dấu hiệu hội chứng hoại tử gan tụy xảy ra ở tất cả các vùng nuôi bị bệnh. Đặc biệt, không chỉ có các hộ nuôi tôm với diện tích nhỏ lẻ bị dịch bệnh mà ngay những cơ sở, doanh nghiệp nuôi tôm cũng bị bùng phát dịch bệnh. Tại Công ty cổ phần Đức Thắng, ở xã Bảo Ninh, vụ nuôi này đơn vị tiến hành thả nuôi trên diện tích 40 ao với số lượng giống thả khoảng 24 triệu giống và áp dụng quy trình nuôi mới cho 30 ao. Sau khi tôm được gần 1 tháng thì xuất hiện tình trạng tôm chết tại 9 ao nuôi theo quy trình cũ. Không ngoại lệ, vào thời điểm tôm thả được 18 ngày thì đã xuất hiện tình trạng tôm chết ở 9/12 ao nuôi tôm của Công ty TNHH thủy sản Hưng Biển do bị bệnh hoại tử gan tụy.

Theo các hộ nuôi tôm, năm nào tình trạng dịch bệnh ở tôm cũng xảy ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Tuy nhiên, so với các năm trước nhiều hộ thả nuôi tôm muộn hơn nhưng dịch bệnh năm nay xảy ra sớm hơn mọi năm và rải rác khắp các vùng nuôi. Trước tình trạng đó, các hộ dân đã nhanh chóng thu hoạch nhằm vớt vát lại phần nào đồng vốn, đồng thời, tiến hành phòng, chống dịch bệnh, tránh lây lan sang diện rộng.

Theo ông Trần Đình Du, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, ngoài yếu tố về thời tiết là do điều kiện nắng nóng xen những đợt mưa giông gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm, thì năm 2012 ít xảy ra mưa lũ lớn nên các loại vi rút có hại tồn tại trong môi trường nước đã gặp điều kiện thuận lợi để phát sinh, phát triển. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh còn thấp kém và môi trường nuôi chưa bảo đảm.

Một vấn đề nữa đáng lưu ý là nhiều người nuôi tôm trong tỉnh vẫn chưa thật sự ý thức cao trong việc tuân thủ, chấp hành nghiêm việc kiểm soát tôm giống trước khi thả tôm. Đáng kể, trong tổng số gần 244 triệu con giống thả nuôi trong toàn tỉnh thì đã có 55,28 triệu tôm giống tại các hộ nuôi nhỏ, lẻ không rõ nguồn gốc, không có phiếu kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp (chiếm 22,7% lượng giống thả nuôi). Mặt khác, công tác cải tạo ao hồ của một số hộ trước khi thả nuôi chưa được chú trọng đúng mức, mật độ thả giống quá dày, cho tôm ăn thức ăn quá nhiều, làm cho môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh tôm nuôi. Đáng nói hơn, khi phát hiện tôm bị chết, nhiều hộ nuôi không báo cáo chính quyền và cơ quan chức năng biết để được hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân và cùng xử lý dịch bệnh mà tự ý tháo nước từ ao nuôi ra môi trường, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Vì vậy, nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo bà con nuôi tôm nên cải tạo ao nuôi chu đáo, đúng quy trình; thả tôm nuôi với mật độ phù hợp. Bên cạnh đó, phải thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi, để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. Bà con nuôi tôm nên tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất diệt khuẩn, nhằm ổn định môi trường ao nuôi.

Đồng thời, người nuôi tôm nên cho tôm nuôi ăn đúng khẩu phần, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, vi lượng để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Cùng với đó, người nuôi cũng cần thường xuyên liên lạc và nắm bắt các thông tin diễn biến về dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp như thay nước, tăng tần suất kiểm tra tôm nuôi. Đối với những ao nuôi khi phát hiện tôm có dấu hiệu không bình thường như tôm ăn nhiều hơn một cách bất thường hoặc giảm ăn, có đốm trắng trên vỏ, đỏ thân, đen mang, bơi lờ đờ, không định hướng... cần báo ngay với cán bộ khuyến ngư, thú y nơi gần nhất để lấy mẫu xét nghiệm, nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh và xử lý kịp thời.

Báo Quảng Bình
Đăng ngày 11/07/2013
n.l
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 20:54 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 20:54 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 20:54 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 20:54 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 20:54 24/04/2024