Chưa tìm ra lời giải cho hàng trăm con cá voi mắc cạn ở New Zealand

240 con cá voi hoa tiêu mắc cạn ở New Zealand thiệt mạng khiến các nhà khoa học đau đầu tìm nguyên nhân.

Cá voi hoa tiêu
Hàng trăm con cá mắc cạn và thiệt mạng

Cơ quan bảo tồn New Zealand cho biết tất cả 240 con cá voi hoa tiêu mắc cạn trên đảo Pitt đã chết. Đây là vụ cá voi mắc cạn hàng loạt sau vụ thứ nhất khiến 215 con chết trên đảo Chatham gần đó.

Dave Lundquist, cố vấn kỹ thuật biển tại Cơ quan bảo tồn New Zealand cho biết chuyên gia đã nhanh chóng có mặt ở hiện trường để đánh giá tình hình và cấp cứu cho những con cá voi còn sống sót.

Cá voi hoa tiêu

Nhanh chóng cấp cứu cho những con cá voi còn sống sót. Ảnh: Khoahoc.tv

Đảo Pitt và Đảo Chatham nằm cách bờ biển phía đông của Đảo Nam của New Zealand khoảng 840 km. Vị trí xa đất liền là một trong những nguyên nhân khiến đội cứu hộ không thể tiếp cận hiện trường nhanh chóng, cứu chữa cá voi hoa tiêu.

Dân cư trên đảo thưa thớt, có khoảng 800 người sống trên Đảo Chatham, trong khi đó chỉ có 40 người sống trên Đảo Pitt. Theo chuyên gia, vị trí của đảo gần nơi giao nhau giữa các đại dương cận nhiệt đới và cận Nam Cực, thu hút nhiều sinh vật biển trong khu vực.

Cá voi hoa tiêu

Cá voi hoa tiêu là những động vật thông minh và có tính cộng đồng cao, được nhiều quốc gia trên thế giới bảo vệ. Ảnh: Khoahoc.tv

Đất nước láng giềng của New Zealand là Australia cũng là điểm nóng về tình trạng cá voi hoa tiêu mắc cạn. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục thu thập bằng chứng, phân tích để tìm hiểu nguyên nhân mắc cạn hàng loạt dẫn đến những cái chết đau lòng. Một số ý kiến cho rằng những con cá voi hoa tiêu mắc cạn do bị mất phương hướng khi đi săn quá gần bờ và không tìm ra cách quay trở lại biển.

Cá voi hoa tiêu là một trong những loài cá heo lớn nhất, kích thước chỉ bị vượt qua bởi cá voi sát thủ, thức ăn chủ yếu là mực, nhưng chúng cũng ăn cá. Chúng là những động vật thông minh và có tính cộng đồng cao, được nhiều quốc gia trên thế giới bảo vệ. Vì có tập tính xã hội cao nên nếu một con sai phương hướng sẽ khiến cả đàn gặp rắc rối.

Báo Infonet
Đăng ngày 13/10/2022
Hoàng Dung
Khoa học

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 08:45 17/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 08:45 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 08:45 17/05/2024

Cá chết sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH,…Bên cạnh đó, có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Do đó, cần thường xuyên, theo dõi nhằm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tổn thất cho ao nuôi.

Cá chết
• 08:45 17/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 08:45 17/05/2024