Chuẩn bị ao nuôi cá vụ mới ở Miền Bắc

Hiện nay thời tiết Miền bắc nước ta đang ấm dần lên, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho động vật thủy sản phát triển. Để tận dụng thời tiết nắng ấm từ đầu năm thì việc thu hoạch cá thịt và chuẩn bị ao nuôi để vào một vụ nuôi mới là cần thiết.

Chuẩn bị ao nuôi cá vụ mới ở Miền Bắc
Ảnh minh họa: Thu hoạch cá nuôi

Sau đây xin giới thiệu đến người nuôi phương pháp chuẩn bị ao nuôi:

 Tát cạn hết nước, tiến hành vét bùn chỉ để lớp bùn dày từ 15 – 20 cm.

- Kiểm tra lại đăng cống, đắp lại bờ và các hang hốc để tránh tình trạng cá thất thoát sau này.

- Phát quang bờ bụi để mặt ao thoáng đãng tạo điều kiện cho ánh nắng mặt trời chiếu xuống ao giúp cho thực vật thủy sinh phát triển tạo được màu nước tốt cho ao nuôi.

- Tạt vôi cho ao nuôi từ 7 – 10 kg vôi bột để tả cho 100 m2 diện tích ao nuôi hoặc 30 – 35 kg cho 1 sào ao bắc bộ. Đối với những ao không tát cạn hết nước hoặc có độ chua cao cần tăng lượng vôi bón lên 10 – 15kg vôi bột cho 100m2 diện tích ao.

- Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày, việc phơi đáy ao nhờ các tia bức xạ mặt trời sẽ tiêu diệt mầm bệnh.

- Những ao nuôi cá đã bị bệnh từ các vụ trước cần lấy nước vào để thau rửa đáy ao.

- Bón phân: sau tẩy vôi 3 ngày, tiến hành bón phân: phân chuồng cần được ủ với 10 – 15% vôi bột trong thời gian 1 tháng. Liều lượng đối với phân chuồng sau khi đã được ủ hoai bón bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân còn đối với phân xanh là 50 kg cho 100 m2 (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh, không dùng những cây có tính đắng, cay…). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao.  Việc bón phân sẽ giúp nền đáy ao nuôi giàu dinh dưỡng, duy trì màu nước tốt trong quá trình nuôi.

 - Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét giúp cho quá trình phân hủy phân bón nhanh hơn, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1,5 - 2 mét sau đó xử lý bằng một số loại chế phẩm sinh học như EMC, BioDW, Bio Bac. Lưu ý khi lấy nước vào ao cần lọc qua lưới lọc có kích thước mắt lưới nhỏ để loại bỏ cá tạp đặc biệt là cá rô phi con.

- Khi màu nước có màu của vỏ đậu xanh ta tiến hành thả giống.

Khi công tác chuẩn bị ao nuôi được tốt sẽ tạo được môi trường nước ao nuôi có chất lượng tốt, ổn định màu nước và giảm bớt mầm bệnh trong quá trình nuôi.

Khuyến nông Gia Lâm
Đăng ngày 04/05/2018
KT
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 13:34 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 13:34 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 13:34 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:34 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 13:34 16/11/2024
Some text some message..