Chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực biên giới

Những năm gần đây, nhiều xã ở vùng cao, biên giới tỉnh Nghệ An triển khai các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nguồn lợi thủy sản trên các sông, suối đầu nguồn. Chủ trương đó đã phát huy tác dụng góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo điều kiện để các địa phương phát huy thế mạnh du lịch sinh thái, thu hút khách tham quan.

biển báo cấm khai thác
Cán bộ Đồn Biên phòng Nậm Càn phối hợp với tổ công tác của UBND xã Nậm Càn cắm biển cấm khai thác thủy sản trên suối Nậm Khiên. Ảnh: Viết Lam

Xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An là nơi có con suối Chà Lạp chảy qua với nguồn nước trong xanh, nhiều loại thủy sản sinh sống. Trong đó, cá mát là một trong những loài cá đặc sản nơi đây. Nhiều năm trước, do người dân địa phương đã đánh bắt quá mức theo hình thức “tận diệt” (chủ yếu bằng kích điện) khiến cho loài cá mát gần như cạn kiệt. Trước nguy cơ nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, đặc biệt là loại cá mát gần như biến mất, tháng 12/2018, HĐND xã Tam Hợp đã thông qua đề án bảo tồn nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.

Trong đề án do địa phương xây dựng quy định những phương tiện, ngư cụ được sử dụng để đánh bắt thủy sản, cấm đánh bắt thủy sản tại một số đoạn trên khe Chà Lạp để tạo điều kiện cho các loại thủy sinh phát triển. Để thực hiện chủ trương của chính quyền địa phương, cán bộ Đồn Biên phòng Tam Hợp, BĐBP Nghệ An đã tích cực tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ những lợi ích lâu dài của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời kiên quyết xử lý việc đánh bắt thủy sản bằng các hình thức “tận diệt”. Những trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Sau khi được chính quyền địa phương và BĐBP tuyên truyền, nhân dân trên địa bàn đã nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các sông, suối. Nhờ đó, người dân đã chấp hành tốt các nội dung trong đề án do chính quyền địa phương ban hành. Bà con cũng giám sát, phát hiện các vụ việc và thông tin để chính quyền địa phương có biện pháp xử lý. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sau 4 năm triển khai, các loài thủy sản, trong đó có cá mát trên dòng khe Chà Lạp đã dần hồi sinh. Dọc khe Chà Lạp, những đoạn cấm đánh bắt, cá phát triển rất nhanh, không những cá mát mà các loại cá pộp, cá lăng, cá lệch... cũng sinh sôi, phát triển tốt.

Ông Lương Phi Thanh, Chủ tịch UBND xã Tam Hợp cho biết: “Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, BĐBP và người dân, nguồn thủy sinh trên các khe suối của xã đã phục hồi nhanh chóng. Ngoài việc khai thác có chọn lọc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, nguồn cá mát bán ra với giá 250-300 nghìn đồng/kg cũng tạo nguồn quỹ cho các bản làng xây dựng nông thôn mới, lo việc an sinh cộng đồng. Với việc bảo tồn được loài cá mát và tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, chúng tôi cũng bước đầu đón được khách du lịch đến tham quan”.

Từ cuối năm 2020, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương cũng bắt đầu triển khai thực hiện mô hình bảo tồn cá trên suối Nậm Khiên, đoạn chảy qua địa bàn xã. Trên cơ sở đó, UBND xã Lưu Kiền cũng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những trường hợp khai thác thủy sản bằng hóa chất độc hại, chất nổ, xung điện... Ngoài ra, các bản thành lập khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo từng khúc suối, cắm biển báo để người dân biết và thực hiện. Sau 2 năm triển khai, đến nay, lượng cá trên dòng suối Nậm Khiên đã sinh sôi rất nhiều. Ngoài Tam Hợp, Lưu Kiền, mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông, suối đã lan rộng ra nhiều xã khác của huyện Tương Dương như: Tam Quang, Tam Thái, Mai Sơn...

Không chỉ tại huyện Tương Dương, một số xã trên địa bàn các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Quế Phong (tỉnh Nghệ An) cũng bắt đầu triển khai việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, suối chảy qua địa bàn. Từ giữa năm 2022, xã biên giới Nậm Càn, nơi định cư của 100% hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông đã thực hiện mô hình cấm đánh bắt thủy sản dưới mọi hình thức trên một số đoạn thuộc thượng nguồn suối Nậm Khiên chảy qua.

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nậm Càn, BĐBP Nghệ An cho biết: “Trên cơ sở thống nhất cao, chính quyền địa phương, BĐBP và các lực lượng chức năng đã tuyên truyền, vận động người dân chung sức bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các sông, suối. Để đảm bảo tính hiệu quả, chúng tôi đã cử cán bộ tham gia cùng chính quyền địa phương cắm biển cấm theo quy định, đồng thời tổ chức tuần tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm”.

Thực tế cho thấy, việc chính quyền các xã vùng cao, biên giới của tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông, suối đang mang lại lợi ích “kép”. Nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, nhiều loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao đang dần hồi sinh trên các sông, suối đầu nguồn, đáng chú ý như cá ghé, cá mát, cá lăng... Nguồn lợi thủy sản phong phú, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cũng là lợi thế để các địa phương vùng cao xây dựng các địa điểm du lịch sinh thái, thu hút du khách, tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho người dân bản địa.

Báo Biên Phòng
Đăng ngày 18/08/2022
Viết Lam
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:57 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:57 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:57 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:57 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:57 20/04/2024