Chuyện nuôi tôm hay tài nguyên môi trường bị bán rẻ

Tình trạng người người, nhà nhà nuôi tôm theo lối "sản xuất mù”, khiến tôm chết hàng loạt, dịch bệnh lây lan trên diện rộng đồng nghĩa với tài nguyên môi trường bị bán rẻ.

thu hoach tom su nuoi tham canh
Thu hoạch tôm sú tại trang trại của ông Võ Hồng Ngoãn ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: Duy Khương - TTXVN

Ồ ạt nuôi tôm thẻ chân trắng

Từ lâu, các chuyên gia ngành thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm hạn chế việc nuôi kết hợp giữa tôm sú với tôm thẻ chân trắng trên cùng một diện tích canh tác vì con tôm tôm chân trắng mang nhiều mầm bệnh, khó phòng trừ.

Tuy nhiên, do rủi ro tôm sú cao nên vụ nuôi tôm này người dân bất chấp khuyến cáo, ồ ạt thả nuôi tôm tôm chân trắng cùng con tôm sú, hậu quả cả hai cùng chết sạch. Ông Đỗ Văn Dân, ấp 1B, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu có diện tích nuôi thủy sản gần một ha, thả 15.000 con sú post và 20.000 con tôm chân trắng, với tổng chi phí đầu tư hơn 7.000.000 đồng, sau khi thả nuôi được hơn 1,5 tháng tuổi thì bị nhiễm bệnh và lần lượt chết sạch. Ông Châu Văn Hà, cùng xã với ông Dân cũng cùng chung cảnh ngộ. Mặc dù ao tôm của ông Hà cách xa với ao của ông Dân, nhưng hơn 2 ha nuôi tôm sú kết hợp với tôm chân trắng, tổng cộng thả nuôi 30.000 con giống, đến khoảng 2 tháng tuổi thì phát hiện tôm bị nhiễm bệnh và chết. Đó là hai trong hàng trăm hộ nuôi tôm theo kiểu kết hợp “mù” diễn ra tại huyện Phước Long, hậu quả cả con tôm sú và tôm tôm chân trắng thiệt hại nặng.

 Người nuôi tôm cho rằng, tôm chết là do nhiều nguyên nhân, thua keo này bầy keo khác; họ không biết chính kiểu “sản xuất mù”, chạy theo phong trào đã tác hại không nhỏ đến môi trường sinh thái. Hậu quả, sẽ làm môi trường nước, đất nhiễm mầm bệnh, khó sản xuất cho những vụ tiếp theo. Kỹ sư Phạm Hoàng Vũ, Trưởng Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Phước Long cho biết: Tôm tôm chân trắng là loại tôm trung gian, mang nhiều mầm bệnh, dễ phát tán, lây bệnh đối với các loại tôm khác, nếu như khi thả nuôi mà con giống không được xét nghiệm, kiểm soát sạch bệnh. 

Vụ nuôi tôm mới 2013, huyện Phước Long thả nuôi gần 20.000 ha, tăng trên 2.000 ha so với năm 2012; trong số này, có một phần lớn diện tích thả nuôi kết hợp giữa tôm sú và tôm chân trắng, hậu quả là cả tôm sú và tôm tôm chân trắng chết hàng loạt.

Thiệt hại khôn lường  

Ngay từ những ngày đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của những năm 1990, các chuyên gia, ngành chuyên môn đã khuyến cáo và quy hoạch nuôi riêng biệt giữa tôm tôm chân trắng và tôm sú. Theo đó, nếu nuôi tôm tôm chân trắng thì phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thủy lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm chân trắng. Theo “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn, tôm chân trắng là loại tôm khó nuôi, mang nhiều dịch bệnh nếu không am hiểu kỹ thuật, xử lý triệt để mầm bệnh thì dễ phát sinh và lây lan rất nhanh ra các loại thủy sản khác. Điều mà ông Ngoãn khuyến cáo hàng đầu là, nếu ai không nắm chắc kỹ thuật, ít vốn thì tuyệt đối không nên nuôi tôm tôm chân trắng. Trong khi, tôm tôm chân trắng chỉ cho phép nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp, với những điều kiện kỹ thuật khắt khe, mà người dân ồ ạt chuyển sang nuôi tôm tôm chân trắng theo mô hình quảng canh tràn lan thì thiệt hại sẽ khôn lường.

Nhiều người dân cho biết, họ chuyển sang nuôi tôm tôm chân trắng là vì nhiều vụ liên tiếp thất bại ở tôm sú; dịch bệnh trên tôm diễn ra tràn lan, tính rủi ro cao. Phần lớn hộ nuôi tôm tôm chân trắng lại mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, giá rẻ. Mua được con giống chất lượng thì phải đặt hàng trước hàng tháng với giá cao khoảng 80 đồng/con; ngược lại mua con giống trôi nổi chỉ với giá khoảng 30 đồng/con, bày bán tràn lan tại các chợ…

Kỹ sư Nguyễn Thanh Phong, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long cho biết: Mặc dù địa phương, ngành chức năng có cơ cấu lịch thời vụ, lựa chọn cây, con sản xuất phù hợp, mang tính bền vững, nhưng những vụ gần đây liên tiếp xảy ra dịch bệnh trên tôm sú, giá cả bấp bênh... thì không ai dám bảo đảm rằng nuôi thành công ở vụ này. Người nuôi tôm có chung suy nghĩ, thời gian sinh trưởng tôm tôm chân trắng ngắn hơn tôm sú (khoảng 3 tháng/vụ), giá con giống rẻ, lại là loại tôm mới, nên hi vọng thành công nhiều hơn thất bại.

Theo số liệu thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, từ đầu vụ nuôi năm 2013 đến nay, đã có hơn 13.000 ha tôm nuôi bị chết; trong đó mức độ thiệt hại từ 30 -70% hơn 12.000 ha, tôm nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp hơn 600 ha, làm thiệt hại kinh tế lên đến hàng chục tỷ đồng.

Xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững

Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 125.000 ha; trong đó nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp khoảng 15.000 ha, còn lại là áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm - rừng, tôm - lúa xen canh… Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh xây dựng hệ thống, mạng lưới sản xuất, mua bán con giống đến các vùng nuôi tôm. Tuy nhiên, tổng số trên 300 cơ sở sản xuất, thuần dưỡng con giống hiện có trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 5 tỷ con/năm; nhu cầu con giống thả nuôi của cả tỉnh lên đến 15-17 tỷ con/năm. Sự mất cân đối trong cung - cầu đã dẫn đến tình trạng con giống trôi nổi tràn lan trên địa bàn, phần lớn nguồn con giống này đều “né” kiểm dịch, cơ quan quản lý không có cách nào kiểm soát nổi, phó mặc cho người nuôi tự chọn lựa và tự chịu may rủi.

Tại hội nghị cấp khu vực bàn về quản lý chất lượng tôm giống vừa diễn ra tại Bạc Liêu, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu, khẳng định: Do quy định thiếu chặt chẽ nên việc tiêu hủy tôm giống và tôm bố mẹ bị bệnh trên địa bàn tỉnh rất hạn chế. Điều này gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm, cũng như gây tổn thất kinh tế đối với công ty tôm giống làm ăn chân chính. Hơn nữa, thực tế nguồn cung thiếu, giá con giống không chỉ đẩy lên cao theo từng thời vụ, mà tôm kém lượng cỡ nào, từ thấp đến cao đều có người mua theo đúng nghĩa “tiền nào của nấy”.

Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi tôm, tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các địa phương siết chặt tình trạng nuôi tôm tự phát, chạy theo phong trào, phá vỡ quy hoạch; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm nạn mua bán con giống trôi nổi, sản xuất theo hướng “mù”, tác động xấu đến môi trường sinh thái. Trước mắt, tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người dân nhân rộng sản xuất các mô hình nuôi mang tính bền vững như: Nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, mô hình tôm - lúa xen canh, kết hợp, tôm - cá - cua… Ông Trần Văn Út, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong năm 2013 này, tỉnh Bạc Liêu giao cho Hội Nông dân phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng 70 ha nuôi tôm theo mô hình an toàn sinh học ở tất cả các địa phương trong tỉnh và dần tiến đến nhân rộng đại trà trong dân.

Tin Môi Trường
Đăng ngày 20/05/2013
Huỳnh Sử
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:48 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 11:48 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 11:48 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 11:48 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 11:48 29/11/2024
Some text some message..