Chuyện ông già “Einstein” chuyên săn tìm cá lạ

Năm nay vào tuổi 80, ông có một “gia tài” hết sức độc đáo. Đó là những phát hiện về 200 loài cá nước ngọt dọc sông suối Bắc Trường Sơn và đặt tên cho 10 loài cá mới của thế giới... Ông là nhà giáo, T.S, nhà khoa học Nguyễn Thái Tự, nhưng mọi người thường quen gọi ông là ông già “Einstein”. Hiện gia đình ông trú tại xóm Yên Phúc, phường Hưng Phúc, TP.Vinh (Nghệ An).

tìm cá lạ
Ông Tự kể chuyện những chuyến đi tìm cá lạ.

Biệt danh “ông già Einstein”

Câu chuyện về cuộc đời làm khoa học của ông già “Einstien” này còn ghi dấu khắp các con sông, ngọn suối từ Nghệ An vào Hà Tĩnh, Quảng Bình và tận các hang động lạ lẫm, bí hiểm của Phong Nha-Kẻ Bàng cách đây hàng chục năm.

Giờ ông ngồi kể lại chuyện một đời đi tìm cá lạ bằng những chiều ngồi trên thuyền với các ngư dân rong ruổi dọc các con sông khi gềnh, khi thác. Khi đưa được loài cá mới về bảo tàng cá nước ngọt của ông thì những ngư dân lái thuyền đưa ông đi đã trở thành bạn thân trong kí ức. Nhiều nhà ngư loại học thế giới tìm đường đến căn phòng trong chung cư Quang Trung ở TP.Vinh của ông, ngồi nghe kể lại những chuyện này hoặc tranh luận với ông trên các tạp chí khoa học thế giới về các nước ngọt cũng trở thành bạn thân. “Đó là những người bạn lớn trong cuộc đời làm khoa học của tôi”-ông già bạc tóc vì cá nói.

tu sach quy
Tủ sách quý của nhà ngư loại học Nguyễn Thái Tự.

Còn biệt danh “ông già Einstein” xuất hiện cùng với một câu chuyện thú vị. Ông kể, tại hội thảo khoa học ở Quảng Bình do WWF tổ chức, ông được mời báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học ở Phong Nha-Kẻ Bàng. Như được khơi dậy vốn kiến thức bao năm tìm tòi, sáng tạo, ông Tự phân tích bốn bước quan trọng nhất về quá trình hình thành loài cá mới.

Bước một là “Biến dị cá thể”. Theo ông ở Phong Nha-Kẻ Bàng có nhiều dạng cá chép như cá chép hoa, chép thường, chép hồng. Những loài cá này tuy sống cùng một sông suối nhưng có nhiều dạng hoàn toàn khác nhau.

Bước hai là “Biến dị chủng quần”. Ông dẫn chứng, loài cá chờng rờng sống ở Trộ Mợng của Phong Nha-Kẻ Bàng to bằng bắp đùi nhưng sống ở sông suối khác ở Quảng Bình thì con lớn nhất cũng chỉ bằng ống điếu cày.

Bước ba “Sự hình thành các phân loài mới đã có những khác biệt lớn nhưng chưa phải loài mới”. Bước bốn, “Tập tính khác biệt khi hình thành loài mới”. Ông dẫn chứng: Cá chép hoa và cá ton thuộc chi cá chép nhưng không bao giờ giao phối với nhau. Nguyên nhân của đặc điểm quý báu này là những sông suối ngầm của  núi đá vôi tạo nên những chướng ngại thiên nhiên, làm cách li lâu đời và đã làm những biến dị cá thể tiến hóa thành những biến dị chủng quần, tạo những phân loài mới trong phạm vi địa lí hẹp ở Phong Nha-Kẻ Bàng khác hẳn so với nhiều vị trí khác trên thế giới.

bảo tàng cá
Bảo tàng cá nước ngọt ở Phong Nha-Kẻ Bàng của ông Tự

Trên diễn đàn, ông Tự còn gây những thú vị khác khi chứng minh thuyết phục Phong Nha-Kẻ Bàng là trung tâm phát sinh thứ tư của chi cá chép “Cyprimus”. Cụ thể, trung tâm phát sinh thứ nhất ở vĩ độ 24 của Hoa Nam (Trung Quốc). Trung tâm này phát tán lên vĩ độ 26 cũng ở Hoa Nam tạo thành trung tâm thứ hai, phát tán xuống miền Bắc VN tạo thành trung tâm thứ ba. Phong Nha-Kẻ Bàng là trung tâm thứ tư. Ông Tự gây bất ngờ tiếp khi chứng minh Phong Nha-Kẻ Bàng là trung tâm phát sinh của tộc cá chép “Cyprimus” ở Đông Nam Á.

Khi ông Tự trình bày xong, vừa bước xuống diễn đàn thì  ông Tomas Dillon (cố vấn trưởng dự án) công kênh ông già xứ Nghệ lên và nói vui: “Vietnamese Einstein”. Ông Tự đùa lại ngay: “Có lẽ ngài thấy râu tóc của tôi giống nhà khoa học vĩ đại Einstein chăng”. Hội trường cuộc diễn đàn được dịp cười thú vị.

Chuyện đặt tên cho loài cá mới

Trong ngôi nhà giản dị mới xây ở xóm Yên Phúc, phường Hưng Phúc, TP.Vinh nổi bật hai “báu vật” của đời ông. Đó là một tủ sách với những tài liệu khoa học về cá nước ngọt ở Đông Nam Á và thế giới. Hai là bảo tàng về hàng trăm loài cá nước ngọt-những công trình nghiên cứu suốt cả đời khi ông đang là giảng viên khoa Sinh, trường đại học Vinh và bao năm tháng lặn lội, ăn rừng nằm rú khắp sông suối từ Nghệ An vào Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Ông kể: “Năm 1998 bảo tàng cá của tôi nằm dưới gầm cầu thang của chung cư Quang Trung do phòng ở chật chội quá. Một số tổ chức nghiên cứu về cá nước ngọt Đông Nam Á biết vậy nên hộ trợ cho tôi di chuyển cái bảo tàng cá về xóm Yên Phúc này”. Trong hai cái bảo tàng cá nước ngọt ấy lưu giữ biết bao câu chuyện kì thú về số phận những con cá do ông tìm thấy và đặt tên rồi được các nhà khoa học đưa vào sách đỏ.

giải thưởng
Ông Tự và Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Năm 1992 ông Frank Noiy (cố vấn trưởng dự án vườn quốc gia Vũ Quang từ Hà Lan bay sang Hà Nội vào Hà Tĩnh để nhìn con cá Vũ Hà do ông Tự vừa mới phát hiện và đặt tên. Ông Tự nói với ông Frank Noiy, dân địa phương gọi con cá này là cá Cộ nhưng tôi đặt thêm một tên mới là cá Vũ Hà. Ông Frank Noiy ngạc nhiên yêu cầu ông Tự giải thích. Ông Tự chỉ vào đàn cá đang bơi lội lấp lánh trong dòng suối, mô tả: Một tập tính sinh học khác biệt của loài cá này là vào mùa sinh sản nó giao hoan cả đàn trên sông, suối. Những cái sọc vàng, sọc xanh trên mình con cá khác nào chúng đang mặc những bộ váy cưới rất sinh động giữa vũ hộ sông nước.

Nghe chuyện ông Frank Noiy mỉm cười khi hiểu rằng “vũ hà là nhảy múa trên sông”. Ông Tự thêm: Vũ còn có nghĩa là Vũ Quang. Hà là chặng đường ông bay từ Hà Lan sang Hà Nội vào Hà Tĩnh. Nghe xong ông Frank Noiy lộ vẻ thích thú.

Năm 1993, tiến sĩ John Mackinnon (trưởng đoàn khảo sát đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang của Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới tại VN-WWF cùng ông Tự và một kiểm lâm thạo nghề sông nước đi thả lưới trên sông. Khi anh kiểm lâm gỡ lưới đưa cho xem một con cá Lá Giang lấp lánh màu cánh sen rất đẹp. Ông Tự reo lên: “Đây là loài cá mới” thì tiến sĩ John Mackinnon cầm con cá lên tay và nói vẻ ngờ vực: “Đây là cá mới của ông Tự thôi. Phát hiện một loài cá mới cho thế giới đâu phải chuyện dễ”.

Biết tiến sĩ John Mackinnon chê mình như “ếch ngồi đáy giếng”, ông Tự lặng lẽ nghiên cứu để chứng minh cho được cá La Giang là một loài cá mới. Quay về, trong ba năm (1993-1995), ông Tự mày mò nghiền ngẫm phân tích rồi trao đổi bằng thư từ với ông M.Kottlat (tổng biên tập Tạp chí Cá nước ngọt thế giới, trụ sở đóng tại Đức). Suốt những năm tháng này, ông M.Kottlat liên tục hỏi bản thảo kỹ lưỡng từng chi tiết con cá La Giang và cuối cùng đồng ý khẳng định đây là loài cá mới. Khi biết thông tin này tiến sĩ John Mackinnon liền tạo điều kiện cho ông Tự nghiên cứu đề tài “Bảo tồn tính độc đáo của khu hệ cá núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng. “Mãi tới năm 2007 loài cá mới La Giang được các nhà khoa học đưa vào sách đỏ với tên “Parazacco vuquangensis, Tự, 1995. Ông Tự vui mừng nói đây là một trong những niềm vui nhất của đời ông.

Giải thưởng Hồ Chí Minh:

Cho đến thời điểm này nhà giáo, T.S, nhà khoa học Nguyễn Thái Tự đã phát hiện được 200 loài cá nước ngọt trong tổng số 544 loài cá của cả nước; 72 công trình khoa học cấp quốc gia và quốc tế; 10 cuốn sách nghiên cứu về cá, trong đó có những giáo trình về động vật chí VN, thực vật chí VN, sách đỏ và danh mục đỏ VN. Năm 2012 ông được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.

Vietnamnet, 29/06/2015
Đăng ngày 29/06/2015
Vũ Toàn
Khoa học

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:55 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:55 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:55 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:55 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:55 26/04/2024