Cơ chế hoạt động của thuốc gây mê cho cá tôm

Gây mê trong ngành thủy sản đã quá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách gây mê đúng đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho môi trường và cả người thao tác lẫn sử dụng. Hiểu rõ cơ chế hoạt động hay biết được kỹ thuật gây mê sẽ giúp bạn thực hiện gây mê nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cá cảnh
Thuôc gây mê ngấm vào trong mang, hòa vào máu, chuyển lên não làm cá mê man

Vai trò của thuốc mê trong ngành thủy sản 

Thuốc gây mê chỉ thật sự có hại khi sử dụng sai cách, hoặc sử dụng phải hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường. Ngược lại sẽ giữ nhiều vai trò quan trọng trong nhiều trường hợp. 

Gây mê giúp nâng cao tỷ lệ sống cho cá tôm trong quá trình vận chuyển đường dài hoặc san ao, điều này đồng nghĩa với tránh được thất thoát, từ đó giúp nâng cao kinh tế. Bên cạnh đó, nhúng cá vào thuốc gây mê còn giúp duy trì màu sắc đẹp tự nhiên, không bong tróc vảy hay xây xát. Chưa hết, đối với cá dùng làm thực phẩm, gây mê giúp giữ được chất lượng thịt, tạo điều kiện cho người dùng thưởng thức được hương vị tươi ngon nhất.

Cá cảnhGây mê giúp giảm tình trạng xây xát, tổn thương cá tôm trong lúc vận chuyển, san ao

Như thế nào là thuốc mê lý tưởng cho cá? 

Loại thuốc gây mê được đánh giá là lý tưởng khi đáp ứng được các tiêu chí: Dễ sử dụng, không độc hại cho cá, người thực hiện và người sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh vật và môi trường, có tác dụng nhanh cùng với sự chuyển hóa, bài tiết nhanh, thời gian phân hủy ngắn, không để lại tồn dư hoặc tồn dư không đáng kể trong vật chủ. 

Ngoài ra, thuốc gây mê này phải cho thấy hiệu quả đầy đủ ở liều lượng thấp, giá cả phải chăng và dễ dàng mua được, giúp người nuôi tiết kiệm chi chí, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Tham khảo một số loại thuốc gây mê chất lượng cao cho cá tôm TẠI ĐÂY! 

Thuốc mê cho cá hoạt động theo cơ chế nào? 

Gây mê cho cá bằng thuốc/hóa chất là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, ngoài cách này thì gây mê bằng nhiệt hoặc bằng điện vẫn được sử dụng nhưng hạn chế hơn. 

Người ta thường dùng các loại thuốc gây mê như MS222, Aqui S, Tricaine Pharmaq hoặc thuốc gây mê từ thảo dược như đinh hương, ngò rí (rau mùi), tía tô đất,... để làm tê liệt cá. Các hóa chất này sẽ xâm nhập qua tơ mang cá trong hô hấp, hòa vào máu và chuyển lên não, tác dụng làm cho cá chuyển trạng thái mê man hay thường hay gọi là “chết giả”. Khi đó, cá sẽ hoạt động chậm lại, sau đó mất cân bằng và không phải ứng khi bị bắt giữ, đụng chạm. 

Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, hiệu quả nhanh và an toàn cho cá. Tuy nhiên, cần chọn đúng loại hóa chất và liều lượng phù hợp với từng loại cá và mục đích gây mê.

Lưu ý khi gây mê cho cá theo từng giai đoạn 

Để việc gây mê trở nên hoàn hảo và không xảy ra bất kỳ sai sót nào, chúng ta cần phải theo dõi sát sao cho cả 1 quá trình gây mê từ bước chuẩn bị đến bước hồi phục. 

Gây mê cáĐeo bao tay trong suốt quá trình gây mê cá để đảm bảo an toàn cho bản thân và vật nuôi

Trước khi gây mê cho cá

Người thao tác cần chuẩn bị đầy đủ bao tay, rửa sạch bột từ bao tay (nếu có) và luôn đeo nó trong quá trình thực hiện. Song song đó, cá cũng cần được giữ ướt xuyên suốt. 

Đảm bảo dạ dày cá trống hoàn toàn bằng cách không cho ăn trong vòng 12-24 giờ trước khi gây mê. Giữ tay ướt khi bắt cá, thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương cá. 

Chuẩn bị bể gây mê, vệ sinh bể sạch sẽ, loại bỏ hết cặn bẩn, môi trường giống nước nuôi để tránh cá bị sốc. Chú ý nhiệt độ không được chênh lệch quá 20 độ C, đảm bảo độ mặn, sục khí liên tục để duy trì oxy hòa tan,... Phần lớn thuốc gây mê có tính axit làm giảm độ pH môi trường, lúc này có thể sử dụng sodium bicarbonate (NaHCO3) để cân bằng. 

Trong khi gây mê cho cá 

Tiến hành gây mê bằng cách hòa tan thuốc mê vào nước, sau đó thả cá vào cá sẽ dần chuyển sang trạng thái mê ngay sau đó. Trong quá trình thao tác, quan sát kỹ trạng thái của cá để xử lý kịp thời nếu có sự cố. 

Chú ý mỗi mục đích, mỗi giống loài khác nhau sẽ có liều lượng gây mê khác nhau. Ví dụ MS-222, chỉ với liều là 50g/m3 nước đã có thể gây mê cá rô phi trong vài giây nhưng để gây mê tôm càng xanh phải dùng ở liều rất cao với 280g/m3 nước sau 30 phút. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến lứa tuổi cá, đối với cá bố mẹ, vì có độ béo cao có thể giữ chất gây mê lâu hơn, từ đó phân hủy chậm và gây tác dụng dài nên liều sử dụng cũng sẽ thấp hơn so với cá con. 

Nếu mục đích gây mê để vận chuyển đường dài, chỉ nên sử dụng liều thấp để dễ dàng theo dõi tác dụng, chỉ gây mê cá với khối lượng tối đa 80g/lít (80kg/m3). 

Quá trình hồi phục sau khi gây mê cho cá 

Hầu hết cá được phục hồi hoàn toàn khi được đặt sang bể nước ngọt trong vòng 5 phút. Trường hợp kéo dài quá 10 phút đồng nghĩa với việc gây mê quá mức, hoặc bị tổn hại. 

Cá koiCá sau khi gây mê sẽ phục hồi hoàn toàn khi được đặt sang bể nước ngọt trong vòng 5 phút

Ngay sau khi hoàn thành các thao tác, cần nhanh chóng chuyển cá sang bể nước sạch để hồi sức ngay lập tức vì cá khi được đưa vào môi trường nước sạch, thuốc mê sẽ bị bài thải và dần trở lại trạng thái bình thường. Lưu ý, nước ở bể hồi sức cũng cần đảm bảo thông số như bể gây mê và duy trì sục khí liên tục. Khi cá đã phục hồi hoàn toàn thì chuyển về ao nuôi. 

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cơ chế hoạt động thuốc gây mê, vai trò, cách nhận biết loại thuốc gây mê cho cá lý tưởng cùng các lưu ý trong suốt quá trình gây mê. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu đúng và đủ để có thể gây mê đúng cách, hiệu quả và an toàn. 

Để mua thuốc gây mê cho cá, tôm và một số loại thủy sản khác, bạn có thể truy cập vào trang web theo địa chỉ tepbac.com/eshop/gay-me.html, hoặc có thể liên hệ với chúng tôi qua một số phương thức sau: 

Hotline/Zalo: 0866 156 422 (9:00 - 18:00)  

Chat: Fanpage: facebook.com/Farmext.eshop/ hoặc Website: tepbac.com/eshop

Đăng ngày 18/07/2024
Admin @admin
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 19:28 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 19:28 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 19:28 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 19:28 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:28 17/11/2024
Some text some message..