Nuôi tôm... thanh thản
Chúng tôi tìm đến cơ ngơi của anh Đinh Văn Quý (SN 1974) khi anh đang tất bật cải tạo lại đầm đồng thời mở rộng đầu tư cho một vụ nuôi mới sau Tết Nguyên đán tới đây. Dù có diện tích đầm hơn 6ha nhưng hiện tại anh Quý mới sử dụng được một phần nhỏ. Anh Quý cho biết: “Trước khi chuyển sang nghề nuôi tôm, tôi cũng làm nhiều nghề, gần đây nhất là tôi làm nghề vận tải. Tuy nhiên, tôi nhận thấy ngày càng khó làm ăn, trong khi tôi cũng đã “có tuổi” nên muốn quay về quê, về với biển cả cho thanh thản” - anh Quý chia sẻ.
Theo anh Quý, gia đình anh đã bỏ ra khoảng hơn 2 tỷ đầu tư xây dựng 5 ao nuôi với diện tích hơn 6.000m2. Bắt đầu tháng 3.2016, anh thả nuôi vụ đầu tiên, mặc dù cũng thành công nhưng rất tiếc thời điểm cuối tháng 5, giá tôm đang ở mức rất thấp, chỉ bán được 130.000 đồng/kg cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc nên chỉ thu được lợi nhuận hơn 400 triệu đồng. Tới vụ nuôi tôm thứ 2, gia đình anh Quý tiếp tục thả 540.000 con giống với kế hoạch sau 3 tháng thu khoảng 10 tấn tôm, cỡ tôm trung bình 40 con/kg. Tuy nhiên, sau khi nuôi thực tế, anh đã cố nuôi thêm gần 4 tháng, thu được hơn 7 tấn với cỡ tôm trung bình chỉ 29 - 30 con/kg. “Gia đình tôi đã bán theo hình thức tôm sống (tôm sục oxy) với giá 257.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí mỗi ao nuôi khoảng 500 triệu đồng tiền thức ăn, công chăm sóc… vụ tôm này gia đình tôi thu về khoảng 2 tỷ đồng”- anh Quý cho biết.
Như vậy, chỉ ngay trong năm đầu tiên bước vào nghề nuôi tôm, gia đình anh Đinh Văn Quý đã thu về gần 2,5 tỷ đồng.
Đầu tư mở rộng sản xuất
“Đến nay đã lấy lại được vốn đầu tư và có lãi một khoản nhỏ. Do đó, trong năm 2017, gia đình tôi dự kiến sẽ mở rộng quy mô đầu tư thêm 2ha, với 10 ao nuôi nữa” - anh Quý cho hay.
Khi hỏi bí quyết nuôi ngay vụ đầu tiên đã thành công, anh Quý khiêm tốn chia sẻ: “Trước khi đầu tư nuôi tôm, tôi đã xuống vùng nuôi tôm ở Móng Cái (Quảng Ninh) và ở nhiều vùng nuôi khác để học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi tôm đi trước nên cũng đã biết được nhiều kinh nghiệm để tránh mắc phải. Và đặc biệt, không thể nhắc tới một yếu tố quan trọng khác ngoài kỹ thuật nuôi chính là phải có con giống tốt”.
Theo anh Quý, trong cả 2 vụ nuôi, anh đều lấy giống 100% từ Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận). “Dù mới bước vào nghề nuôi tôm nhưng tôi được nhiều anh em, bạn bè mách bảo về chất lượng và uy tín con giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, nên tôi đã tin tưởng và lựa chọn. Sau 2 vụ nuôi, tôi nhận thấy tôm giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung có kích cỡ lớn và rất đồng đều, tôm khỏe, khả năng kháng bệnh tốt, tốc độ phát triển nhanh nên trong vụ nuôi của năm tới tôi sẽ tiếp tục lựa chọn con giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung” - anh Quý chia sẻ.
Sau khi có được kinh nghiệm học hỏi từ những người nuôi tôm khác, anh Quý cũng cho biết, gia đình anh quyết học theo mô hình nuôi tôm vi sinh. “Toàn bộ ao nuôi của tôi chỉ dùng các chế phẩm sinh học, trong suốt quá trình nuôi không sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào vì nhiều người nuôi có kinh nghiệm đi trước cho biết, quan trọng nhất là phòng bệnh, nên dùng các chế phẩm vi sinh là hợp lý nhất”.