Cơ hội để thủy sản Cà Mau gỡ “thẻ vàng”

Luật Thủy sản 2017 ra đời và có hiệu lực vào đầu năm 2019, với những quy định chi tiết, cụ thể đối với các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản… Đây là cơ hội để tỉnh Cà Mau nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung quy hoạch lại quản lý, gỡ “thẻ vàng” cho ngành Thủy sản.

Cơ hội để thủy sản Cà Mau gỡ “thẻ vàng”
Tỉnh đã triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá đối với những trường hợp bắt buộc.

Khó khăn trong lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau nỗ lực thực hiện quy định của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Để triển khai các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ cảnh báo của EC về IUU, tỉnh đã dốc toàn lực chỉ đạo, triển khai các kế hoạch tăng cường quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Cà Mau khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Trong đó, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được xem là một trong những giải pháp hiệu quả.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau cho biết, đến cuối tháng 10/2018, đội tàu khai thác thủy sản của tỉnh có 4.774 chiếc, với tổng công suất 714.868CV. Đến nay, tỉnh đã có 200 tàu cá được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh, nỗ lực trên vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, nhằm gỡ “thẻ vàng” của EC. Nguyên nhân được xác định là các nhà mạng cung cấp thiết bị chưa khắc phục được các tính năng còn hạn chế (hiện tại, có 3 nhà mạng tham gia cung cấp thiết bị giám sát tàu cá trên địa bàn: VNPT Cà Mau, Viettel Cà Mau và Công ty TNHH Zunibal Việt Nam). Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, việc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá giai đoạn 2 phải hoàn thành trong tháng 12/2018. Song, đến nay còn khá nhiều tàu cá chưa lắp đặt. Trước thực tế trên, tỉnh Cà Mau đã xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gia hạn vấn đề này. Một khó khăn khác mà tỉnh đang nỗ lực khắc phục là việc phối hợp giữa các nhà mạng để xây dựng phần mềm dùng chung chưa được chặt chẽ, cập nhật thông tin giữa các đơn vị chưa được thường xuyên... Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì trong việc niêm phong cố định thiết bị giám sát được lắp đặt trên tàu cá. Đối với tàu cá có chiều dài thân tàu từ 15m trở lên, nhưng chủ yếu hành nghề đáy biển, tiếp tục nghiên cứu loại thiết bị giám sát phù hợp…

Ông Nguyễn Văn Minh, ngụ thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), cho rằng: Sản lượng thủy sản ngày càng cạn kiệt, trong khi đó lượng tàu cá quá đông, nếu không vươn khơi đánh bắt sẽ khó có thu nhập cao. Khi ngư dân trang bị được tàu lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích, lại vừa an toàn. Có thiết bị giám sát càng lợi hơn khi có thể thông qua thiết bị này để liên lạc trực tiếp, thông tin cho ngư phủ đánh bắt. Ngoài ra, còn cập nhật mọi thông tin về thời tiết, thị trường... “Tuy nhiên, đối với các phương tiện hoạt động gần bờ, đi về trong ngày hay các tàu làm nghề đáy hàng khơi và hoạt động theo từng mùa, thu nhập bấp bênh, thì trở ngại chính là chi phí lắp đặt thiết bị”, ông Minh băn khoăn.

Ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau: Tỉnh đã triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá đối với trường hợp bắt buộc. Mục đích trước mắt là giám sát hành trình khi các tàu này hoạt động trên biển, nhằm cảnh báo và xử lý nếu họ có hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài. Về lâu dài, đây cũng là một trong những biện pháp để ngành chức năng quản lý các tàu khi hoạt động trên biển về vùng khai thác, nghề khai thác, đối tượng khai thác; cũng như là mùa vụ và kết hợp công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất trên biển. Đặc biệt, là hạn chế rủi ro về tài sản, tính mạng trong tình hình diễn biến thời tiết bất thường, phức tạp. Về kinh phí, theo ông Sĩ, một số chủ tàu còn khó khăn khi mua thiết bị này, một số tàu hoạt động khu vực ven bờ, khả năng khai thác vùng biển nước ngoài ít, nhưng buộc phải lắp đặt thiết bị theo quy định mới về chiều dài tàu cũng gây một số khó khăn.

Mức phạt cao là cần thiết

Bên cạnh nội dung về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá từ 15m trở lên, nội dung về mức phạt hành vi vi phạm về đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển nước ngoài, trong đó mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên đến 1 tỷ đồng, tổ chức lên đến 2 tỷ đồng, cũng được ngư dân rất quan tâm. Ông Ngô Văn Thảo (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân): “Tôi đã gần 20 năm theo nghề biển, tàu cá của gia đình có công suất trên 90CV, thông thường mỗi chuyến đi khoảng 1 tuần, sản lượng khai thác trung bình đạt từ 60 - 90 triệu đồng/chuyến. Mức phạt tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân khi khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài tuy rất cao, nhưng theo tôi dân sẽ đồng tình. Trong quá trình khai thác thủy sản, mình lưu ý không vi phạm, khai thác trong khu vực được cho phép thì không có gì phải lo”.

Ông Đỗ Chí Sĩ cho biết thêm: Về công tác thanh tra chuyên ngành thủy sản để quản lý hoạt động của các tàu cá đối với các khu vực vùng khơi thì điều kiện về tàu, con người và chế độ chính sách chưa đáp ứng. Hiện tại tỉnh cũng phối hợp với các cơ quan Cảnh sát biển, Hải quân và các lực lượng khác hỗ trợ các địa phương để kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

“Để đảm bảo đưa Luật Thủy sản 2017 vào cuộc sống, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến luật đến người dân; cần xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến luật phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế”, ông Sĩ khuyến cáo.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 24/01/2019
Trần Nguyên
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 12:55 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 12:55 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:55 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 12:55 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:55 16/04/2024