Cơ hội mới cho nuôi cá chiên thương phẩm

Gần đây, Công ty CP Yang Hanh (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) cũng đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống cá chiên và triển khai nuôi thương phẩm; mở ra cơ hội lớn đối với nghề nuôi cá chiên nói riêng và góp phần đa dạng đối tượng nuôi tại địa phương.

Cơ hội mới cho nuôi cá chiên thương phẩm
Cá chiên giống được nuôi tại lồng bè trên đập Hố Kè (xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông). Ảnh: Báo Đaklắk

Bảo tồn giống cá quý

Cá chiên (Bagarius rutilus) được xếp vào hàng “ngũ quý” cùng với cá lăng chấm, bỗng, anh vũ, rầm xanh. Cá thường sinh sống tại các khu vực nước sâu có hang, khe đá và đặc biệt là vị trí nước chảy xiết. Chúng nằm sát đáy sông, ẩn mình trong hốc đá khiến thân hình khổng lồ không bị dòng nước cuốn đi và tạo thành nơi ngụy trang, trú ẩn lý tưởng để săn mồi.        

Bản tính loài cá này dữ dằn. Cá chiên thường trú ngụ ở những vị trí hết sức hiểm trở, nước sâu và nhiều xoáy. Thượng nguồn sông Đà, nơi những ghềnh thác chảy xiết, đổ ầm ầm xuống vực nước sâu hàng chục mét được đánh giá là thiên đường trú ngụ của cá chiên.

Cá chiên có lớp da dày và có một lớp mỡ mỏng giữa da và thịt, phần đầu rất to và cứng. Nhiều người còn gọi cá chiên là “Cá Gỗ”, vì chúng ít khi di chuyển, không chạy như các loài cá có vảy khác mà thường nằm im trong hang, đến đêm tối mới mò đi kiếm ăn. Thịt cá chiên rất đặc biệt, màu vàng, toàn bộ thân mình không có xương dăm. Chỉ có xương sống chạy dài từ đầu đến đuôi cá. Thịt rắn chắc, cá càng to càng chắc. Vào mùa sinh sản cá chiên di cư lên thượng nguồn đẻ trứng, trong quá trình trôi xuống hạ lưu trứng sẽ nở thành cá con.

Tuy nhiên 5 năm trở lại đây, nguồn cá chiên trong tự nhiên bị sụt giảm nghiêm trọng về số lượng. Theo khảo sát của Dự án Quản lý nghề cá lưu vực sông Mê Kông (được Đan Mạch tài trợ)  năm 2010 do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (tỉnh Khánh Hòa) thực hiện, trong 201 loài cá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cá chiên trong tự nhiên có số lượng giảm dần và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Hứa hẹn cho nghề nuôi

Tháng 1/2014, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã nghiên cứu nhân giống loài cá quý hiếm này, song việc nhân giống nhân tạo gặp phải nhiều khó khăn. Mới đây, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang đã nghiên cứu và sản xuất thành công loài cá chiên quý hiếm trong điều kiện nhân tạo, giúp chủ động được nguồn con giống phục vụ cho nghề nuôi thương phẩm nhằm mở rộng và phát triển nuôi đối tượng cá có giá trị kinh tế. Đồng thời, dần hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác cá chiên giống ngoài tự nhiên như hiện nay, góp phần bảo vệ nguồn lợi và phát triển đa dạng sinh học.

Ông Phạm Mạnh Thông, Giám đốc Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang chia sẻ, cá chiên là loài chỉ thích nghi với nơi nước sạch, có hàm lượng ôxy cao, có dòng chảy xiết… nên để chinh phục loài cá này các chuyên gia và cán bộ của Trung tâm đã trải qua 5 lần thất bại.

Giai đoạn đầu do chưa có kinh nghiệm, cán bộ Trung tâm lấy nước giếng khoan thực hiện nuôi ương. Nguồn nước này tương đối sạch nhưng do ở sâu dưới lòng đất nên hàm lượng ôxy thấp, chứa nhiều ion kim loại nên không phải là môi trường lý tưởng cho cá chiên phát triển; việc điều chỉnh dòng chảy cho từng giai đoạn trứng sinh nở và phát triển cũng là vấn đề đặt ra. Trước những khó khăn trên, Trung tâm cùng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã cùng nghiên cứu giải pháp. Từ việc điều chỉnh dòng, cải tạo tăng hàm lượng ôxy trong nước, chọn cá bố mẹ có chất lượng tốt, nguồn thức ăn cho cá giống trong từng giai đoạn sinh trưởng đều được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Sau hơn một năm nghiên cứu, rút kinh nghiệm, đến cuối năm 2015, việc nhân giống cá chiên đã thành công với 240 cá thể. Đến năm 2016, nhân giống thành công 1.200 con, năm 2017 là 9.200 con và dự kiến sản xuất 15.000 con giống trong năm 2018.

Theo ghi nhận của người nuôi, trước đây cá chiên giống chỉ có trong tự nhiên nên việc chọn con giống gặp nhiều khó khăn. Nếu mua giống trôi nổi trên thị trường cá thường không lớn và hay chết yểu. Việc Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang nhân giống cá chiên thành công giúp người nuôi mua được con giống một cách thuận lợi, giá cũng rẻ hơn so với giá nhập ngoài thị trường.


Cá chiên thương phẩm được nuôi trong lồng bè tại xã Hòa Lễ (huyện Bông Bông).

Hiện, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang đang tiếp tục ương nuôi để hoàn thiện quy trình sản xuất cá chiên bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Với phương pháp này, cá chiên giống có khả năng phát triển nhanh, sau 3 - 4 tháng đạt chiều dài 6 - 7 cm, so với trong tự nhiên phải mất 8 - 10 tháng.

TSVN
Đăng ngày 01/11/2018
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 10:11 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 10:11 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 10:11 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:11 22/11/2024
Some text some message..