Có nên gây màu nước cho ao tôm trước khi thả giống?

Trước khi thả giống, ao nuôi cần được cải tạo và xử lý cẩn thận. Mầm bệnh được diệt sạch bằng các hóa chất chuyên dụng, vì vậy nguồn nước khi đã được xử lý xong cần được gây màu. Nuôi tôm là nuôi nước, qua bài viết dưới đây Tép Bạc sẽ nói về tầm quan trọng của việc gây màu nươc cho ao nuôi.

Ao nuôi tôm
Nước ao nuôi có màu trà. Ảnh: chephamsinhhocbio.com

Màu nước ao nuôi nói lên điều gì? 

Nước trong các thủy vực thường có màu là do sự xuất hiện của các hợp chất vô cơ và hữu cơ hòa tan hay không hòa tan, hay sự phát triển của tảo. Nước trong các ao nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng thường có các màu sau: 

- Nước ao có màu xanh nhạt (đọt chuối non): do sự phát triển của tảo lục Chlorophyta, loài này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ (độ mặn < 10‰). 

- Màu xanh đậm (xanh rêu): do sự phát triển của tảo lam, loài tảo này phát triển trong cả môi trường nước ngọt, lợ lẫn nước mặn. 

- Màu vàng nâu (màu nước trà): do sự phát triển của tảo silic Bacillariophyta, loài tảo này thường phát triển ở môi trường nước lợ nước mặn và đầu vụ nuôi. 

- Màu vàng cam (màu rỉ sắt): màu nước này thường xuất hiện ở các ao nuôi mới xây dựng trên vùng đất phèn. 

- Màu đỏ gạch (màu đất đỏ): nước có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn. 

- Màu nâu đen: do trong nước có nhiều vật chất hữu cơ, khi ao có màu này thì hàm lượng oxy hòa tan trong ao rất thấp. 

- Màu trắng đục: do nước có chứa nhiều hạt sét thường do nước mưa rửa trôi đất trên bờ ao xuống. 

- Nước trong: do nước nghèo dinh dưỡng hay bị nhiễm phèn. 

Tôm thẻ chân trắngViệc gây tạo màu nước trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Ảnh: dienmayxanh.com

Tầm quan trọng của việc gây màu nước trước khi thả giống? 

Việc gây tạo màu nước trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tôm, bởi màu nước quyết định tỷ lệ sống của tôm trong tháng nuôi tôm đầu tiên cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển đồng đều của tôm. Chính vì thế người nuôi tôm cần hết sức chú trọng gây màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao tôm trước khi thả nuôi. 

Với mô hình nuôi tôm với mật độ dày như hiện nay nếu gây tạo được màu nước tốt, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn 15 ngày đầu sẽ rất tốt giảm được lượng thức ăn công nghiệp, từ đó giảm được chi phí, giảm hệ số thức ăn là điều mà nhiều bà con mong muốn. Đồng thời sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu làm tốc độ tăng trưởng của tôm tăng trưởng vượt bật. 

Gây màu nước được thực hiện ở đầu vụ nuôi, trước khi thả tôm, khi nước bị mất màu và chủ động gây màu trong ao chứa trước để cấp cho ao nuôi khi cần thiết. 

Muốn duy trì màu nước thì phải duy trì được các yếu tố môi trường nước ổn định. Để làm được điều này trong trại nuôi cần có hệ thống ao chứa, độ sâu >1m. 

- Sau khi lấy nước vào ao cần phải sát trùng nguồn nước bằng chlorin để tiêu diệt mầm bệnh cho tôm rồi mới gây màu bằng cách bón phân, cám gạo, bột đậu nành, mật đường, sử dụng khoáng hỗn hợp, hoặc tốt nhất là nên sử dụng men vi sinh chuyên dùng cho gây màu nước trong ao tôm cá. 

Nước ao tômGây màu nước là một bước quan trọng trong nuôi tôm 

- Trước khi gây màu nước cần kiểm tra và điều chỉnh các thông số như pH (7,5 – 8,5), độ kiềm (80 – 150 ppm), NH3(<0,1mg/l), H2S (<0,03 mg/l). 

- Định kỳ 5- 7 ngày bổ sung men vi sinh vào ao nuôi để thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển, phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong ao, hấp thụ và ngăn chặn sự hình thành khí độc trong ao nuôi, tăng sức đề kháng và kích thích đường ruột to khỏe, tiêu hóa tốt. 

- Định kỳ 10 ngày bón vôi CaCO3 hoặc Dolomite, mỗi lần 10 – 20kg/ha kết hợp sử dụng các chất nâng kiềm để tăng độ kiềm và pH nước. 

- Khi mật độ tảo trong ao dày có thể dùng hợp chất giảm photpho, men vi sinh để cắt tảo dần dần hoặc dùng BKC với liều lượng thích hợp để cắt tảo, chú ý cấy lại men sinh sau 48 giờ. 

Vì vậy, để đạt được chất lượng nuôi tôm tốt, việc gây màu nước ao là một công việc không thể bỏ qua từ đầu mỗi vụ nuôi.  

Đăng ngày 07/02/2024
Mây @may
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 23:52 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 23:52 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 23:52 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 23:52 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 23:52 12/10/2024
Some text some message..