Có nên tăng mồi cho tôm mỗi ngày không?

Tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi phổ biến nhất hiện nay, song song với các kỹ thuật phòng trị bệnh thì việc cho tôm ăn như thế nào là đúng cách là một trong những câu hỏi luôn được đặt ra từ người nuôi.

Nhá tôm
Canh lượng thức ăn bằng cách quan sát qua nhá. Ảnh: bomviethuynh.vn

Cách cho tôm ăn đúng cử, đúng liều lượng cho từng giai đoạn sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Cho tôm ăn đúng cách là như thế nào? 

Có một quy tắc chung cho tôm ăn là theo 4 định: định chất, định lượng, định địa điểm, định thời gian. Tuy nhiên tùy mỗi giai đoạn của tôm mà cần có những cách cho ăn phù hợp 

Khi tôm mới thả (7-10 ngày) cho tôm ăn cách bờ từ 2-4m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao. Không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ trộn với thức ăn để kích thích tôm bắt mồi vì đây có thể là nguyên nhân truyền bệnh cho tôm. 

Lượng thức ăn cho tôm khi mới thả khoảng 1-2 kg/100.000 PL. Sau đó tăng dần theo tuần hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn. 

Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5-6 bữa/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi tôm được 30 ngày tuổi (PL45-PL50) nên cho tôm ăn 4 bữa/ngày. 

Lượng thức ăn mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tăng bữa này hoặc giảm bữa kia tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất…). 

Trước khi chuyển số thức ăn: ví dụ chuyển từ thức ăn dạng bột mịn sang dạng mảnh hoặc từ số nhỏ sang số to cần thay đổi từ từ hoặc trộn thức ăn nhỏ to với tỷ lệ (7:3; 5:5; 3:7). Chuyển đổi thức ăn hợp lý sẽ giúp tôm sử dụng thức ăn tốt hơn, đặc biệt tránh hiện tượng tôm phân đàn, tranh giành thức ăn. 

Quản lý tốt lượng thức ăn  

Cung cấp thức ăn hàng ngày đủ lượng, phù hợp từng giai đoạn ương, nuôi, đảm bảo tôm phát triển đồng đều, tăng trưởng tốt, môi trường không ô nhiễm.  

Tương ứng từng giai đoạn ương, nuôi cần chú ý: Điều chỉnh cữ ăn, lần ăn trong ngày, điều chỉnh lượng ăn, hàm lượng đạm tạo điều kiện tốt nhất để tôm phát triển.  

Định lượng thức ăn giúp người nuôi biết sản lượng tôm thực tế trong ao, cỡ tôm hiện tại, mức độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, mật độ nuôi có phù hợp sinh khối hiện tại hay không.  

Chủ động điều chỉnh thức ăn tăng, giảm, cho phù hợp, chủ động kế hoạch san, chuyển, tỉa thưa, thu hoạch. 

Thức ăn tôm thẻVì ở mỗi giai đoạn, kích cỡ và lượng thức ăn khác nhau hoàn toàn nên cần phải đặc biệt chú ý. Ảnh: Quang An 

Cách tăng thức ăn hợp lý 

Để có thể tăng lượng thức ăn hợp lý cho ao tôm, cần xác một số yếu tố cơ bản như: 

- Thời tiết 

- Tảo 

- Kích thước tôm 

- Số lượng tôm thả 

- Giai đoạn cho ăn 

Khi tôm còn nhỏ, việc canh nhá tôm là không khả thi, người nuôi thường cho tôm ăn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, vì vậy việc tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm mới thả rất quan trọng. Kèm theo đó có thể sử dụng thức ăn dạng bột để hỗ trợ tôm.  

Các giai đoạn sau đó, người nuôi đã có thể tính lượng thức ăn bằng cách quan sát qua nhá tôm. Thực tế, lượng thức ăn được tăng lên ở mỗi lần cho ăn còn tùy thuộc vào kỹ thuật người nuôi.  

Phương pháp tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng 

Đa số lượng thức ăn tôm sẽ được chia theo 3 giai đoạn đó chính là: giai đoạn ương tôm (Dưới 30 ngày tuổi), giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi và giai đoạn 60 ngày tuổi đến thu hoạch. Vì ở mỗi giai đoạn, kích cỡ và lượng thức ăn khác nhau hoàn toàn nên cần phải đặc biệt chú ý. 

Giai đoạn ương tôm ( Dưới 30 ngày tuổi) 

Khi mới thả tôm ra hồ ương, thức ăn cho tôm giống sử dụng gồm thức dạng bột, dạng mảnh, 1 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 40 – 41%, định lần ăn trong giai đoạn này, cho tôm giống ăn 7 – 9 lần/ngày. 

Ngày thứ 2: Sau khi về hồ ương, định lượng thức ăn cho tôm giống ăn 50 - 60g/100.000 giống/lần.  

5 ngày sau:  Cho tôm giống ăn 300 - 400g/100.000 con/lần. Ngày thứ 10, cho ăn 500 - 600 g/100.000 giống/lần.  

Ngày thứ 15, cho ăn 750 - 800g/100.000 giống/lần. Ngày thứ 20, cho ăn 1-1,5 kg/100.000 giống/lần. Trong giai đoạn này, dùng tay cho tôm ăn.  

Khi ương tôm được 18 – 20 ngày, chọn ngày trời nắng, tôm khoẻ không lột, môi trường ổn định, tiến hành san, chuyển tôm sang giai đoạn 2, giai đoạn nuôi tôm lứa. 

Giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi 

Thức ăn cho tôm lứa có các kích thước: 1.2 mm, 1.4 mm, 1.7 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 42 – 43%, trong giai đoạn này, định lượng thức ăn cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày.  

Ngày thứ 25, cho ăn 2 - 2,5 kg/100.000 giống/lần. Ngày thứ 30 cho ăn 4 - 6 kg/100.000 giống/lần, lượng ăn trên cần căn cứ thêm sức khoẻ tôm, thời điểm tôm lột xác, chất lượng môi trường, diễn biến thời tiết, khí hậu, điều chỉnh theo thực tế, tăng, giảm lần ăn cho phù hợp, không cần giảm lượng ăn/lần, nếu tăng, mỗi lần tăng 300 – 500 g/ngày. 

Tôm thẻ chân trắngLượng thức ăn được tăng mỗi ngày ở mỗi ao là hoàn toàn khác nhau, không thể có số liệu cụ thể chính xác chung

Giai đoạn tôm từ 60 ngày đến khi thu hoạch 

Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 43 – 45%, trong giai đoạn này, cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày.  

Từ giai đoạn này nếu tôm khoẻ, trung bình cứ 1 tấn tôm, cỡ tôm ≥ 100 – ≤ 150 con/kg, ăn 13 -14 kg/lần (ăn 6 lần/ngày). Tôm cỡ ≤ 100 – ≤ 80 con/kg, ăn trung bình 8-10 kg/lần (ăn 5 lần/ngày). Tôm cỡ ≤ 80 – ≤ 70 con/kg, ăn trung bình 7- 8 kg/lần (ăn 5 lần/ngày). 

Tóm lại có thể nói, lượng thức ăn được tăng mỗi ngày ở mỗi ao là hoàn toàn khác nhau, không thể có số liệu cụ thể chính xác chung. Bà con cần điều chỉnh phù hợp với diện tích, mật độ ao nuôi, số lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ mỗi ngày có đang dư hay thiếu nhiều.  

Vì nếu cho ăn không đúng cách, chi phí nuôi sẽ tăng cao (FCR tăng cao), thiệt hại cho người nuôi. 

Đăng ngày 01/02/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 09:04 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 09:04 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:04 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:04 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:04 09/11/2024
Some text some message..