Kết quả phân tích hóa thạch cá da phiến (placoderm - một trong những động vật có xương sống có hàm sớm nhất) cho thấy cơ quan sinh dục ngoài đầu tiên trong thế giới động vật là một “mấu bám giao cấu” (clasper) tiến hóa từ chân thừa và là vị trí giao phối đầu tiên.
Cá da phiến là những sinh vật có xương sống đầu tiên phát triển cơ quan sinh dục đực, hay còn gọi là mấu bám giao cấu, được hỗ trợ bởi cấu trúc xương trong, nằm ở phía sau vây chậu. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng cá da phiến về cơ bản đã phát triển phần phụ ghép nối tách biệt. Chúng cũng là những động vật có xương sống đầu tiên trên Trái đất có hình thức sinh sản hữu tính phức tạp, giao phối và thụ tinh trong thay vì đẻ trứng.
Tư thế giao phối đầu tiên của động vật xương sống có khả năng là tư thế truyền giáo.
Mấu bám giao cấu của cá da phiến không gắn cứng nhắc vào vây bụng, có thể xoay chuyển, do đó tư thế giao phối tình dục sớm nhất của nó có khả năng là tư thế truyền giáo.
Ảnh mô tả tư thế giao phối của động vật có cơ quan sinh dục ngoài đầu tiên.
Các loài cá da phiến có tấm xương dày bao quanh khu vực đầu và thân. Loài này cai trị các vùng biển, sông, hồ của thế giới cách đây khoảng 70 triệu năm và tuyệt chủng khoảng 360 triệu năm trước.
Phát hiện mới này làm thay đổi nhiều khám phá khoa học trước đó, cho thấy cú thay đổi ngoạn mục trong cách thức sinh sản của động vật có xương sống nguyên thủy (vốn là đẻ trứng trong nước sang thụ tinh trong) kể từ khi những loài này tiến hóa thêm bộ phận sinh dục ngoài.