Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
Hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn RAS. Ảnh: thefishsite.com

Đôi nét về hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn RAS

Một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản, được nghiên cứu từ những năm 1950 và phát triển mạnh vào thập niên 80 ở các nước Châu Âu nhằm mục đích khắc phục các hạn chế của công nghệ nuôi hở như lồng bè, ao và nuôi nước chảy, với mục đích hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, dịch bệnh, năng suất thấp.

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) sử dụng bộ lọc sinh học nhằm giữ cho nguồn nước được trong và sạch sẽ. Tuy nhiên, nguy cơ ô nhiễm do mầm bệnh vẫn còn. Do đó, để hệ thống có thể hoạt động được tối ưu, người nuôi cần hiểu rõ và lựa chọn hóa chất khử trùng cho ao nuôi của mình một cách an toàn và hiệu quả nhằm tiêu diệt các mầm bệnh không mong muốn nhưng không phá vỡ vi khuẩn có lợi trong hệ thống.

Từ thực tế cho thấy RAS thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững mà thế giới đang hướng đến. RAS ngày càng được áp dụng như một phương pháp hiệu quả để sản xuất protein từ cá mang chất lượng cao và hạn chế tác động lên môi trường và chất lượng nước.

Các lợi ích khác liên quan đến lĩnh vực sản xuất mà hệ thống mang lại bao gồm: Kiểm soát tốt hơn về an toàn sinh học và chất lượng, giảm thiểu lượng chất thải, chu kỳ sản xuất được rút ngắn hơn, tối ưu về cho ăn và sức khỏe vật nuôi được nâng cao.

Hệ thống RASNuôi thủy sản kết hợp hệ thống tuần hoàn RAS. Ảnh: simeon-aquabio

Thách thức đi kèm

Được thiết kế như một hệ thống nuôi độc đáo, RAS thường sử dụng bộ lọc sinh học (chứa một số loài vi khuẩn nhất định) để kiểm soát nồng độ amoniac bằng cách loại bỏ chất thải chứa nitơ khỏi lượng thức ăn dư thừa và chất thải từ vật nuôi. Bộ lọc sinh học nitrat hóa là một thành phần quan trọng của hầu hết các hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn và được xem như yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một vụ nuôi (Bartelme et al, 2017).

Mặc dù RAS có nhiều ưu điểm nhưng hệ thống phức tạp này cũng đi kèm với những thách thức liên quan đến khả năng đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào khi không được quản lý tốt. Nếu chất lượng nước và bộ lọc sinh học không hoạt động tốt, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cá và sự phát triển của mầm bệnh. Mức amoniac 0,2 mg/l có thể gây khó chịu cho mang cá. Do đó, các chuyên gia khuyến khích áp dụng các chất khử trùng nước nhằm hỗ trợ bộ lọc sinh học hoạt động hiệu quả hơn.

Sử dụng hóa chất khử trùng phù hợp

Các nhà sản xuất cá trên khắp thế giới đang sử dụng các quy trình khử trùng khác nhau trong RAS. Nhưng những chất khử trùng nước khác nhau này có tương thích với bộ lọc sinh học trong hệ thống RAS hay không? 

Không người nuôi nào hy vọng ao nuôi của mình bị ảnh hưởng bởi chất khử trùng nước gây hại đến cộng đồng vi khuẩn có lợi trong bộ lọc sinh học của hệ thống. Điều này có thể làm gián đoạn bộ lọc sinh học, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề hơn và gây ra thiệt hại không mong muốn. 

Do đó, để thu được lợi ích từ việc áp dụng nuôi trồng thủy sản RAS, quan trọng hơn hết là phải áp dụng sản phẩm khử trùng an toàn, nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả và không làm gián đoạn bộ lọc sinh học.

Halamid là một chất khử trùng nước (chất oxy hóa) đã cải tiến, được phát triển đặc biệt để đồng thời phát huy tác dụng mạnh mẽ trong việc khử trùng nhưng lại không gây hại đến vật nuôi. Halamid tiêu diệt tất cả các mầm bệnh chính chỉ trong một lần sử dụng mà vẫn đảm bảo an cho cá, người nuôi và môi trường. Phổ tác dụng rộng, hiệu quả cao và khả năng tương thích tốt với bộ lọc sinh học khiến sản phẩm này trở thành lựa chọn số một để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - RAS. Ngoài ra, sản phẩm này không bị ăn mòn, phân hủy sinh học và không tạo ra vi khuẩn kháng thuốc.

HalamidHoạt động của bộ lọc sinh học không bị ảnh hưởng theo thời gian khi sử dụng Halamid. Ảnh: thefishsite.com

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Bách khoa Virginia ở Mỹ, Halamid đã được thử nghiệm về khả năng tương thích với các bộ lọc sinh học. Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả ở liều lượng 20 ppm Halamid, sự hình thành nitrat vẫn được duy trì.

Nhu cầu về sản lượng cá ngày càng cao, đòi hỏi nuôi trồng thủy sản RAS phải gia tăng nhiều hơn để có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường. Để hỗ trợ điều này, chúng ta cần các biện pháp an toàn sinh học bền vững, hiệu quả và an toàn. Sự kết hợp giữa phương thức hoạt động của sản phẩm (oxy hóa) và ứng dụng (lan truyền theo thời gian để đạt nồng độ cao nhất tại bộ lọc sinh học) làm cho Halamid trở nên lý tưởng để sử dụng trong RAS và không ảnh hưởng đến bộ lọc sinh học như nghiên cứu kể trên.

Để đạt được thành công tối ưu trong hoạt động nuôi trồng thủy sản tuần hoàn, việc lựa chọn sản phẩm xử lý nước tương thích với bộ lọc sinh học là điều then chốt góp phần quyết định sự thành công của một vụ nuôi hay hơn thế là sự bền vững mà ngành thủy sản đang hướng đến.

Theo The Fish Site

Đăng ngày 20/09/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 10:48 02/06/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 16:18 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 16:18 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 16:18 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 16:18 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 16:18 27/04/2024