Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
Nhu cầu sử dụng chất kích thích sinh học và nhựa sinh học tăng có thể thúc đẩy nhu cầu rong biển nuôi trồng

Điều này mở ra một cơ hội mới trong việc tăng trưởng ngành nuôi trồng rong biển trong tương lai.

Báo cáo do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Bain and Company công bố cho thấy lượng carbon xanh hiện tại sẽ không đủ để duy trì các hoạt động canh tác thích ứng với khí hậu. 

Qua đó, bằng chứng cho thấy rong biển được nuôi có thể chiết xuất một lượng nhỏ carbon, điều này đã thúc đẩy sự quan tâm từ các tổ chức sản xuất sản phẩm carbon và khuyến khích nông dân nuôi trồng rong biển, nhưng điều này hiện chưa đủ để thúc đẩy sự thay đổi trong ngành.

Báo cáo nêu rõ rằng để một người nông dân có lợi nhuận từ việc nuôi rong biển, chi phí sẽ cao hơn khoảng 10 đến 15 lần cách xử lý thông thường, đồng thời công sức bỏ ra để rong biển chiết xuất carbon cao hơn nhiều. Từ đó ngành công nghiệp phải phát triển các biện pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm tăng đáng kể lượng carbon được cô lập từ rong biển và giảm chi phí.

Theo báo cáo, một lĩnh vực có thể thúc đẩy tăng trưởng ngành trồng rong biển là thị trường chất kích thích sinh học. Đây là những vật liệu giúp cải thiện năng suất và sức khỏe cây trồng trên cạn, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khả năng chống chịu stress và chất lượng đất. 

Vốn là một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, số lượng thành phẩm chất kích thích sinh học hiện nay cần từ 250.000 đến 500.000 tấn rong biển mỗi năm, phần lớn trong số đó được thu hoạch tự nhiên. Đạt mức tăng trưởng 13% hàng năm, thậm chí còn có nhiều điều kiện để phát triển hơn trong tương lai. Nếu chất kích thích sinh học từ rong biển được áp dụng cho 3% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu, thì nhu cầu sẽ tăng lên 3 triệu tấn.

Rong biểnNuôi trồng rong biển sẽ là một ngành phát triển nhanh chóng trong tương lai

Tương tự, nhu cầu sử dụng nhựa sinh học từ rong biển đang tăng nhanh chóng và đóng vai trò thay thế cho các sản phẩm kém bền vững hơn. Không giống như nhựa truyền thống có nguồn gốc từ dầu mỏ và không bị phân hủy, nhựa sinh học có nguồn gốc từ các nguồn tài nguyên tái tạo và thường có khả năng phân hủy. Tuy nhiên, một số loại nhựa sinh học có nguồn gốc từ những nguyên liệu đòi hỏi lượng lớn đầu vào như: đất, nước ngọt, phân bón,... để tạo thành phẩm, trong khi rong biển thì không.

Tuy nhiên, theo báo cáo, ngành nuôi trồng rong biển có tiềm năng lớn để phát triển nhờ hai yếu tố trên, song, rong biển vẫn gặp bất lợi đáng kể về mặt kinh tế so với các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm thay thế xanh cạnh tranh khác. 

Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta cần phải xác định mức giá cao hơn bằng cách cho rong biển như một loại sản phẩm cao cấp, nâng cao công nghệ chế biến hoặc trợ cấp.

“Rong biển không chỉ không cần nước ngọt, đất hoặc phân bón để phát triển mà còn có thể phục hồi đại dương bằng cách loại bỏ lượng nitơ dư thừa sinh ra từ việc tàu thuyền di chuyển, bù đắp các tác động cục bộ của quá trình axit hóa đại dương và cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển, ” Robert Jones, người đứng đầu ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên, cho biết trong một thông báo từ tổ chức này.

Khi ngành này phát triển, điều quan trọng là chúng ta phải đánh giá chặt chẽ cả cơ hội và hạn chế của việc trồng rong biển để có thể đảm bảo các khoản đầu tư được bố trí hợp lý và có cơ hội tốt nhất để tạo ra kết quả tích cực cho cộng đồng và hệ sinh thái.

Đăng ngày 25/09/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Sinh học

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 00:26 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 00:26 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 00:26 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 00:26 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 00:26 04/12/2024
Some text some message..