Con tôm đã hết thời rồi chăng?

Sau con cá da trơn, con tôm nước lợ tại ĐBSCL đang đối mặt với muôn vàn khó khăn. Dịch bệnh hoành hành chưa có thuốc điều trị. Diện tích thiệt hại tăng lên từng ngày trong khi giá cả liên tiếp hạ thê thảm. Đã vậy, con tôm trong nước lại bị các nhà máy chế biến thủy sản “chê” đắt hơn nước ngoài.

tôm sú giá quá bèo
Giá thành gần bằng giá bán người nuôi tôm rơi vào cảnh khó. Ảnh: N.H

Đã đến lúc người nuôi tôm cần soi lại chính mình, xem có hiệu quả nữa hay không trước áp lực dịch bệnh, giá đầu vào liên tục tăng trong khi giá bán liên tiếp hạ. Đó không phải là chuyện mới mà là chuyện cung cầu của thị trường con tôm tại ĐBSCL hiện tại và trong giai đoạn sắp tới.

Dịch bệnh, thiệt hại lớn

Thống kê của Cục Nuôi trồng (Bộ NNPTNT) cho thấy 3 năm liên tục ở các tỉnh ven biển phía nam, tôm nước lợ liên tiếp bị thiệt hại. Chỉ tính riêng năm 2011 các tỉnh ĐBSCL đã có đến trên 80.000ha thiệt hại, tổng mức thiệt hại lên đến trên 5.000 tỉ đồng. Điều đáng nói là căn bệnh viêm gan, tụy vẫn chưa có thuốc đặc trị. Sóc Trăng là địa phương có mức thiệt hại nhiều nhất, trên 26.000ha vào năm 2011, năm nay vẫn căn bệnh này đã có đến 16.000ha thiệt hại. Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng cho biết: “Cục Nuôi trồng, rồi Bộ NNPTNT đã khảo sát nhiều lần. Đã thuê chuyện gia hàng đầu thế giới về đây theo dõi, bệnh thì đã phát hiện, nhưng chưa có thuốc đặc trị. Họ cũng chỉ đưa ra khuyến cáo cần giữ cho tôm được môi trường tốt, đừng bệnh”.

Tại Bạc Liêu, năm 2011 tỉnh đã hỗ trợ tiền thức ăn, con giống cho người dân trên 20 tỉ đồng. Năm nay con số này lên đến 29 tỉ đồng. Tám tháng đầu năm nay đã có đến trên 10.000ha tôm nuôi theo mô hình công nghiệp – bán công nghiệp bị thiêt hại. Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu phân tích: “Ngoài những tác nhân gây bệnh cũ như đốm trắng, đầu vàng MBP, ba năm trở lại đây tôm mắc chứng viêm gan, tụy gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm”.

Trước tình trạng tôm chết hàng loạt, ngày 1.8, Viện Nghiên cứu NTTS II đã có buổi khảo sát tại Bạc Liêu để lấy mẫu phân tích và đánh giá. TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện NTTS II cho rằng: “Nhiều khả năng người dân sử dụng thuốc xử lý quá mức nên những độc tố còn lưu trong bùn đáy ao gây nên nhiều dịch bệnh”. Điều này chứng tỏ môi trường cho con tôm không còn trong lành nữa. Con tôm không còn rộng đường bơi như trước đây. Điều kiện nuôi khó khăn, nhưng tôm nuôi vấp phải những cản ngại khác đó là bị chê quá mắc so với các nước.

Khó đầu ra

Lần đầu tiên sau hơn 10 năm, con tôm nuôi Việt Nam bị chính các nhà chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam “chê mắc”. Con tôm sú, thẻ chân trắng, sau một thời gian đứng ở mức giá cao, hiện nay giảm thê thảm. Hiện giá tôm sú loại 20 con/kg còn 190đ/kg; loại 30 con/kg chỉ còn 115.000đ/kg; loại 40 con/kg 107.000đ/kg - 110.000đ/kg. Mức giá này thấp hơn năm 2012 gần 30 % và thấp hơn mức đỉnh điểm đến 40%.

Trong khi đó, giá thức ăn nuôi tôm, hóa chất, thuốc xử lý nước từ đầu năm 2011 đến nay đã điều chỉnh tăng đến 22 lần và tăng trung bình 30% so với năm 2011. Tôm chết, giá hạ, đầu tư tăng khiến người nuôi tôm không còn lãi cao như trước đây. Ông Võ Hồng Ngoãn, một trong những người nuôi tôm theo mô hình sinh thái thành công tại ĐBSCL cho biết: “Trước tình hình giá thức ăn, giá vi sinh, thuốc xử lý và khó khăn như hiện nay, giá thành mỗi kg tôm loại 30con/kg dao động từ 90.000 đồng/kh – 110.000 đồng/kg. Nếu bán với giá 115.000 đồng/kg người nuôi xem như lỗ vốn”.

Giá cả như hiện nay đã đẩy người nuôi vào cảnh khốn khó. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu tại vùng nuôi tôm sú lớn nhất nước đang có nguy cơ tiếp tục sụt giảm. Theo VASEP, hiện tại giá tôm tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang cao hơn giá các nước Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc trung bình 1 USD/kg. Như vậy nghĩa là cao hơn từ 15 – 30 % so với tôm nuôi các nước. Theo VASEP, chính điều này làm cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam rơi vào khó khăn nếu cứ mua tôm Việt Nam. Họ sẽ khó tìm đầu ra tại thị trường thế giới trong bối cảnh suy thoái kinh tế, ai cũng thắt lưng buộc bụng.

Theo các nhà máy chế biến thủy sản, nhiều khả năng giá tôm sú sẽ khó tăng từ đây cho đến cuối năm.

Báo Lao Động
Đăng ngày 08/08/2012
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:37 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 10:37 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 10:37 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 10:37 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:37 26/11/2024
Some text some message..