Con tôm ... khát mặn

Đã hơn nửa tháng 3 mà nước mặn vẫn chưa về. Ruộng đồng đã cải tạo xong, chỉ chờ đủ mặn là thả tôm nuôi. Thế là nhiều nơi con tôm lại thay nhau 'khát mặn'.

Con tôm ... khát mặn
Cống điều tiết nước mặn phục vụ nuôi tôm ở huyện Phước Long.
NHIỀU NƠI CHỜ MẶN

Về các xã chuyển đổi sản xuất ở huyện Hồng Dân trong thời gian này, đâu đâu cũng nghe nông dân than thiếu nước mặn. Nếu như năm 2017, vào thời điểm này nhiều nơi đã có nước mặn để đưa vào đồng ruộng, thì hiện nay nhiều tuyến kênh độ mặn chỉ dao động từ 1 - 2%o. Trong khi để con tôm sống được trên đất lúa, độ mặn thấp nhất phải từ 7 - 10%o. Ông Trần Quốc Toàn (một hộ nuôi tôm xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân) than: “Độ mặn đã có nhưng còn thấp quá nên gia đình tôi và nhiều hộ dân ở đây chỉ tập trung cho cải tạo chứ chưa dám thả nuôi”.

Tương tự, các xã khác của huyện Hồng Dân, đến nay trên nhiều tuyến kênh vẫn chưa có nước mặn. Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh - Võ Văn Thum cho biết: “Năm nay được xem là năm thứ 3 mà bà con nuôi tôm phải đương đầu với khó khăn vì thiếu nước mặn. Bởi từ năm 2015 - 2017, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã gần như thất bát vì vừa không thu được lúa (do hạn mặn), lại chẳng nuôi được con tôm. Do vậy, nông dân hy vọng vào vụ tôm năm nay sẽ khá hơn. Tuy nhiên, đến nay nhiều tuyến kênh trên địa bàn xã độ mặn đo được chỉ từ 1 - 2%o nên nông dân vẫn chưa thể thả tôm nuôi. Với diện tích nuôi tôm trên đất lúa hơn 4.338ha, đến nay gần 2.600 hộ nông dân đã cải tạo xong, chỉ chờ có nước mặn là thả nuôi ngay”. Và nhiều xã khác như: Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A... nhiều nơi vẫn còn thiếu và chưa đủ mặn.

Nếu như các xã của huyện Hồng Dân, con tôm đang “khát mặn” thì các xã vùng chuyển đổi của huyện Phước Long năm nay nước mặn lại về sớm và thừa mặn để nuôi tôm. Ở nhiều tuyến kênh chính đến các kênh nội đồng, nguồn nước cấp không chỉ dồi dào, mà độ mặn còn đạt mức lý tưởng (từ 15 - 18%o). Ông Trần Quốc Bằng (Tổ hợp tác Quyết Tâm, ấp Phước Thạnh, xã Phước Long) nói: “So với mọi năm, năm nay nước mặn có sớm hơn nên nông dân rất phấn khởi. Vì vậy, nhiều hộ dân sẽ tập trung nuôi tôm 3 vụ, vì giá tôm từ đầu năm đến nay khá cao”. Với tổng diện tích nuôi tôm trên đất lúa năm 2018 khoảng 10.000ha, năm nay huyện Phước Long thừa mặn để nuôi tôm.

TÔM THẺ “LẤN SÂN”

Đối với nông dân vùng sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A, vụ nuôi tôm này được xem là vụ nuôi chính trong năm. Đây còn là vụ nuôi để có vốn phục vụ sản xuất nuôi tôm vụ hai và sản xuất lúa vào những tháng cuối năm. Vì vậy, bao hy vọng của người nông dân đều trông nhờ vào vụ tôm này và không thể bỏ đất trống.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân: “Với thực trạng thiếu mặn như hiện nay, nếu trong thời gian tới tiếp tục không có mặn, chắc chắn nhiều nông dân sẽ tập trung nuôi con tôm thẻ chân trắng”.

Qua điều tra thực tế, không phải đến năm nay nông dân ở vùng sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A mới đưa con tôm thẻ chân trắng vào đồng ruộng, mà họ đã đưa đối tượng bị xem là “ngoại lai” cấm nuôi ở khu vực này từ nhiều năm qua. Đặc biệt là những năm thiếu mặn thì gần như nông dân đều thả nuôi thẻ chân trắng. Điều đáng quan tâm, con tôm thẻ vốn là đối tượng bị cấm nuôi trồng ở khu vực này, vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, phát tán dịch bệnh. Ông Trần Thanh Phong, Bí thư xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) cảnh báo: “Với 5.230ha nuôi tôm trên đất lúa, nếu năm nay độ mặn thấp thì gần như 100% diện tích nuôi tôm của xã nông dân sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Năm 2017, đã có gần 5.000ha nuôi tôm thẻ, trong đó đã có nhiều hộ thất bại, trắng tay, vì nuôi con tôm thẻ rủi ro rất cao so với nuôi tôm sú. Tuy nhiên, cái khó là chỉ vận động chứ không thể cấm nông dân nuôi, vì nông dân không thể bỏ đất trống”.

Còn nguyên nhân vì sao nông dân không chọn con tôm càng xanh nuôi để thay thế cho con tôm sú? Đơn giản là vì nuôi tôm càng xanh phải mất khoảng 6 tháng, còn nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ mất hơn 2 tháng là thu hoạch.

Điều đáng lo hơn, nếu không đủ nước mặn nuôi tôm, nông dân ngoài nuôi con tôm thẻ còn tập trung thả nuôi tôm 3 vụ hay dồn sức vào 2 vụ tôm nuôi cuối mà không tập trung sản xuất lúa sẽ kéo theo sự phát triển thiếu bền vững cho những vụ nuôi tiếp theo khi con tôm nuôi không còn thức ăn để lại sau khi thu hoạch lúa. Vì mô hình sản xuất lúa - tôm chỉ bền vững khi kết hợp giữa sản xuất 2 vụ tôm - 1 vụ lúa.

Bài toán “giải cơn khát mặn” cho con tôm thật không đơn giản. Song, dù khó vẫn phải làm để giữ gìn môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 20/03/2018
Lư Dũng
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 17:08 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 17:08 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 17:08 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 17:08 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 17:08 15/01/2025
Some text some message..