Đại học Queensland đã đồng chủ trì một dự án thiết kế một lồng nuôi hiệu quả về chất lượng và hiệu quả cả về chi phí, điều này tạo điều kiện cho việc mở rộng nuôi cá vào các khu vực đại dương sâu hơn, nhằm khắc phục sự cạnh tranh ngày càng tăng về không gian ở vùng nước gần bờ.
Giáo sư Chien Ming Wang, Trường Đại học Queensland, cho biết: “Di chuyển đến vùng nước sâu hơn và mát hơn là điều tốt cho môi trường đại dương cũng như sức khỏe và phúc lợi của cá nhưng nếu lồng nuôi quá mỏng manh, sóng biển lớn trong cơn bão sẽ nhanh chóng xé nát nó”. Ông giải thích: “Giải pháp này có tên là SeaFisher là kết hợp các ống polyetylen (HDPE) mật độ cao cùng với các giá đỡ và đầu nối tùy chỉnh để tạo ra một khung để chúng tôi có được sức bền trong một cấu trúc nhẹ”.
Trong khi môi trường ngoài khơi có thể cung cấp nhiều diện tích hơn để nuôi cá thì điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở xa bờ biển đặt ra những thách thức mới cho việc thiết kế lồng nuôi ngoài khơi. Giáo sư Wang cho biết: “Để giữ an toàn cho lồng và cá, máy bơm nước sẽ lấp đầy các đường ống để nó có thể chìm trong thời tiết giông bão và khi nguy hiểm qua đi, vật dằn đó có thể được xả hết để lồng nổi lên mặt nước trở lại”. Ông cho biết thêm: “Một tấm chắn phía trước giúp chuyển hướng các mảnh vụn xung quanh lồng trong khi lưới nhựa PET gia cố, mịn giúp ngăn chặn những cá ra ngoài”.
Giáo sư Chien Ming Wang, Trường Đại học Queensland
Chiếc lồng này ước tính ban đầu có giá khoảng 6 triệu USD, chỉ bằng một phần chi phí của các cơ cấu nuôi cá ngoài khơi cứng nhắc hơn hiện đang được sử dụng ở Bắc bán cầu. Ngoài ra, mô hình cấu trúc lồng SeaFisher cho thấy rằng nó có thể cho ra sản lượng cá gấp 10 lần so với các lồng quây ngoài khơi hiện nay. Ông nói: “Đây là một hệ thống mô-đun gồm các lồng hình khối có kích thước 20 mét, được liên kết với nhau để có thể dễ dàng tiếp cận để theo dõi, cho ăn và thu hoạch đàn cá”.
Ước tính rằng mỗi lồng hình khối có thể chứa thoải mái 24.000 con cá có vây trưởng thành. Nó có thể được sử dụng để nuôi các loài cá có vây khác nhau và thích nghi để trồng rong biển, tận dụng chất thải từ các lồng cá để bón cho cây trồng. Điều quan trọng rằng cơ sở hạ tầng dùng để neo các lồng vào đáy biển đã được thiết kế để không gây ra sự xáo trộn tối thiểu cho sinh vật đáy. Bằng cách neo chuồng bằng một dây xích gắn vào một mỏ neo hút duy nhất cho phép nó di chuyển theo dòng nước, tác động đến đáy đại dương là tối thiểu.
Dự án được ủy quyền bởi Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế Xanh của Australia và có sự hợp tác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Griffith và Đại học Tasmania, đã được cấp bằng sáng chế và hiện sẽ chuyển sang thử nghiệm mô hình quy mô trước khi chế tạo nguyên mẫu kích thước đầy đủ. Mỗi hệ thống SeaFisher dài 120 m, gồm 12 lồng lập phương bằng lưới polyester chia đều thành hai hàng. Khung lồng làm từ các ống polyethylene mật độ cao, trọng lượng nhẹ liên kết với nhau.
Công nghệ lồng mới có thể sẽ được thay thế cách nuôi cũ trong tương lai
Toàn bộ hệ thống được giữ cố định nhờ một neo hút đáy biển ở phía trước hệ thống. Đây là điểm kết nối duy nhất với đáy biển. Nhờ vậy, SeaFisher có thể liên tục xoay quanh neo để luôn thuận theo hướng sóng. Một tấm chắn ở phía trước giúp làm chệch hướng những mảnh rác trôi đến. Để đảm bảo an toàn cho cấu trúc SeaFisher, việc giám sát và làm sạch phải được thực hiện bằng công nghệ tự động và từ xa. Cách tiếp cận này sẽ giảm thiểu rủi ro và giúp người lao động tránh bị tổn hại trong các hoạt động thường ngày. Đối với bất kỳ nhiệm vụ sửa chữa hoặc bảo trì lớn nào, SeaFisher có thể được kéo đến xưởng đóng tàu hoặc địa điểm sửa chữa, cho phép thực hiện các dịch vụ toàn diện và hiệu quả khi được yêu cầu.