Công nghệ sản xuất giống cá chép lai Việt Nam - Trung Quốc

Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I (Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai) đã thành công trong công nghệ sản xuất giống cá chép lai khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon, giá cả ổn định được thị trường chấp nhận.

Kỹ thuật sản xuất giống cá chép lai
Kỹ sư Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I kiểm tra cá chép bố mẹ

Những năm qua, nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển mạnh. Trong đó, cá chép được nhiều người chọn nuôi theo hướng thâm canh hàng hóa và bán thâm canh. Trước tình hình đó, Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I đã nghiên cứu, cải tạo chất lượng, lai tạo giống cá chép lai tốt nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu người nuôi trong tỉnh theo hướng hàng hóa, đồng thời cung cấp giống cho các tỉnh lân cận.

Kỹ thuật sản xuất giống cá chép lai Việt Nam- Trung Quốc: Bằng phương pháp lai xa, tập thể cán bộ, kỹ sư Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I đã mạnh dạn cho lai cá chép đực (thân hình dài, tốc độ sinh trưởng nhanh, bụng bé) thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với cá cái chép Việt Nam (màu sắc vàng đẹp, sức đề kháng cao, thịt thơm ngon). Sau đó dùng phương pháp chọn lọc hàng loạt qua nhiều thế hệ, dựa vào kiểu hình để chọn lọc đàn cá hậu bị có chất lượng tốt nhất (dựa trên tốc độ tăng trưởng, thân hình dài, màu sắc...). Từ đó tiếp tục chọn những cá thể tốt nhất trong đàn cá hậu bị để trở thành đàn cá bố mẹ, rồi tiến hành nuôi vỗ theo quy trình để tạo ra thế hệ F1. Con lai sinh sản ra được nuôi hậu kiểm tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I cho thấy, cá có đầy đủ ưu điểm của cá bố, mẹ. Sau 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 1,5 kg/con, thân dài, màu sắc đẹp, ngoại hình giống cá chép sông, tốc độ sinh trưởng nhanh.

Trải qua nhiều khó khăn, đến nay, giống cá chép lai do Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I không chỉ được cung cấp trên địa bàn tỉnh, mà còn được xuất bán đi các tỉnh, thành phố khác, như Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... được người nuôi đón nhận.

Anh Đoàn Văn Khoa, thôn Phú Hải 3, xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) cho biết: Gia đình tôi đầu tư nuôi cá, trong đó, cá chép chiếm phần lớn. Trước đây, gia đình thường mua cá giống của các tiểu thương bán trôi nổi trên thị trường, do đó, cá thường có chất lượng không đồng đều, hao hụt nhiều trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, 7 năm nay, khi biết Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I sản xuất thành công giống cá chép lai, tôi luôn tin tưởng mua cá giống từ trại, mỗi năm khoảng 2.000 con. Thực tế khi nuôi, cá khỏe mạnh, ít bệnh, phát triển nhanh, chỉ sau 6 - 7 tháng thả nuôi đã đạt trọng lượng từ 1,5 - 2 kg/con, trong quá trình nuôi, tỷ lệ cá hao hụt rất thấp. Bên cạnh đó, cá thương phẩm được thị trường rất ưa chuộng, do chất lượng thịt thơm ngon. Giá bán cá thương phẩm cũng ổn định, từ 40.000 - 45.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Duy Triệu, Trưởng Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I cho biết: Vượt qua nhiều khó khăn, đến nay, cán bộ, kỹ sư trại đã làm chủ công nghệ sản xuất giống cá chép lai, có thể gọi là giống cá hoàn toàn mới. Đàn cá bố, mẹ hiện đã đạt chuẩn, trọng lượng từ 4 - 6 kg, khỏe mạnh, đảm bảo cho việc sản xuất đàn cá F1 chất lượng cao. Sắp tới, có thể trại sẽ đề xuất công nhận đây là giống cá chép mang thương hiệu Lào Cai.

Theo thống kê, số lượng giống cá chép lai do trại sản xuất tăng lên hằng năm. Năm 2015, trại sản xuất 190 vạn cá bột, đạt 65 vạn cá giống cỡ 1,5 - 2 cm, thì đến 2017, đã tăng lên 300 vạn cá bột, đạt 100 vạn cá giống cỡ 1,5 - 2 cm. Hiện, mỗi năm, trại cung cấp ra thị trường khoảng 80 vạn con giống cá chép lai.

Trong thời gian tới, Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I sẽ tiếp tục duy trì giống cá chép lai chất lượng cao, đồng thời sản xuất thêm nhiều giống cá khác, đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản ngày càng cao của người dân.

Báo Lào Cai
Đăng ngày 29/05/2017
Đức Phương
Nuôi trồng

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 04:28 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 04:28 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 04:28 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 04:28 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 04:28 29/03/2024