Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ, nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định

Những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Nuôi tôm cnc
Nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh minh họa: Tép Bạc

Bên cạnh mô hình nuôi tôm truyền thống, tại Bình Định đã và đang xuất hiện một số mô hình nuôi tôm, trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh, siêu thâm canh bước đầu đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ cho nghề nuôi tôm đang còn nhiều nan giải.

Tại tỉnh Bình Định việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm thẻ chân trắng thương phẩm ngày càng được nhân rộng cho nhiều hộ dân cũng như trong các doanh nghiệp. Điển hình là Công ty TNHH Việt Úc – Phù Mỹ (xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ), với tổng diện tích là 116,34 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm, năng suất bình quân 30 – 40 tấn/ha/vụ. Công ty đạt chứng nhận Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2020. 

Nuôi tôm nhà màngNuôi tôm trong nhà màng tại Công ty TNHH Việt Úc Phù Mỹ

Với công nghệ Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng được thực hiện trong nhà kính và ngoài trời. Đối với nuôi trong nhà kính, việc nuôi thương phẩm áp dụng theo 2 quy trình nhỏ: 1 giai đoạn và 2 giai đoạn. Quy trình 1 giai đoạn sẽ được thả theo mật độ quy định và chăm sóc tôm đến khi thu hoạch. Quy trình 2 giai đoạn, tôm được ương nuôi 30 ngày sẽ được chuyển ra ao nuôi để chăm sóc đến khi thu hoạch. Lợi thế của mô hình nuôi tôm trong nhà kính là ổn định về nhiệt độ cũng như ít chịu tác động của môi trường xung quanh. 

Đối với nuôi ngoài trời nuôi, áp dụng theo quy trình chuẩn 2 giai đoạn. Tôm được ương nuôi trong ao vèo kín sau 35 ngày sẽ được sang ra ao nuôi chăm sóc đến khi thu hoạch. Ao nuôi tôm thương phẩm ngoài trời sử dụng lưới lan để che phủ tạo sự ổn định về nhiệt độ cũng như hạn chế được tảo phát triển trong ao nuôi.

Trong nuôi tôm thương phẩm, Việt Úc là công ty tiên phong trong việc áp dụng nhiều công nghệ cao như: công nghệ Biofloc, công nghệ tự động, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất

- Về công nghệ Biofloc: đây là công nghệ có nhiều ưu việt so với các công nghệ nuôi tôm hiện nay ở Việt Nam. Trong quá trình sản xuất công nghệ, tận dụng được sinh khối floc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức ăn tăng lên, không sử dụng kháng sinh, nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro dịch bệnh do rất ít thay nước dẫn đến tăng năng suất nuôi. Lợi ích của công nghệ này là năng suất cao, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp và môi trường bền vững.

- Về công nghệ tự động: Công ty đã ứng dụng các công nghệ, thiết bị máy móc trong nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao: như sang tôm bằng máy, cho ăn bằng máy tự động với đầu dò sóng siêu âm (SONAR) để kiểm soát lượng thức ăn theo nhu cầu của tôm nuôi; Công ty đã sử dụng phần mềm PMS trong quá trình thu thập dữ liệu trong ao nuôi như nhiệt độ, pH, độ mặn, kiềm, oxy hòa tan, cho phép cảnh báo kịp thời mọi thời điểm trong ngày. Áp dụng các phần mềm quản lý trong sản xuất, có thể truy xuất được nguồn gốc con tôm giống cũng như các loại thức ăn và sản phẩm sử dụng cho tôm trong suốt thời gian nuôi. 

- Về ứng dụng công nghệ thông tin: Trong quá trình thu thập dữ liệu và quản lý các chỉ tiêu môi trường, tình trạng sức khỏe ao nuôi để phân tích và lưu trữ dữ liệu của mỗi vụ nuôi.

Bên cạnh đó, công ty còn áp dụng nhiều giải pháp trong nuôi tôm như:

- Ứng dụng các biện pháp thân thiện môi trường: Không sử dụng nước ngầm trong quá trình nuôi tôm, sử dụng biện pháp thích ứng với nuôi tôm có độ mặn cao; ứng dụng công nghệ Biofloc, có hệ thống xử lý nước đầu vào và xử lý nước thải đảm bảo theo quy định.

- Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng công nghệ biến tần trong điều khiển hệ thống sục khí, nhằm tự động điều chỉnh công suất máy bơm phù hợp với các giai đoạn phát triển của tôm; đồng thời cải tiến hệ thống máy bơm để giảm tiêu hao năng lượng (giảm 30% sức tải của động cơ) và sử dụng đèn Led tiết kiệm điện.

- Đối với nước thải trong sản xuất sẽ được đưa ra hệ thống thải, xử lý bằng cách lắng bùn và xử lý bằng công nghệ MBBR qua hệ thống UV trước khi đưa ra môi trường. Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải mới và tiên tiến nhất hiện nay.

- Hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Ao lắng bùn, ao sinh học hiếu khí, ao lắng nước thải, ao nuôi cá. Bên cạnh đó, cải tạo môi trường bằng việc tạo ra các thảm thực vật xung quanh bằng những loại cây chịu nhiệt, chịu mặn. Việc làm này hạn chế tác động của gió cát, đồng thời bảo vệ được nguồn tài nguyên nước ngọt.

Từ việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trên, quá trình sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao, năng suất đạt 100-120 tấn/ha/năm, kích cỡ tôm thu hoạch 48-52 con/kg, cao hơn nhiều so với năng suất bình quân của các hộ nuôi tôm vùng cát trong tỉnh (10-12 tấn/ha/năm; cỡ tôm thu hoạch 60-90 con/kg).

Công ty được đánh giá và cấp chứng nhận tiêu chuẩn ASC (aquaculture Stewarsship Council) chứng minh sản phẩm tôm thẻ chân trắng là sản phẩm tiêu dùng an toàn, tăng giá trị sản phẩm so giá trị sản phẩm khác tương đương trên thị trường.

Đăng ngày 29/10/2023
NTN @ntn
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:48 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:48 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 09:48 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:48 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:48 27/11/2024
Some text some message..