CPF-Green House và CPF-Turbo Program: “Chiếc phao cứu sinh”

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam vừa đưa ra hai mô hình: CPF-Green House và CPF-Turbo Program, nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, đang được nhiều người quan tâm.

Ao nuoi tom su (Nguon: Internet)
Ao nuoi tom su (Nguon: Internet)

Cùng nhau vượt khó

Tôm thẻ chân trắng (TTCT) sau hơn 3 năm được nuôi ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh…, bất ngờ hai vụ 2011 – 2012 bị bệnh chết hàng loạt; hàng ngàn ha bỏ trống, không thể nuôi tiếp do thua lỗ, chưa khống chế được dịch bệnh…
Tôm chết hàng loạt sau khi được 50 - 60 ngày tuổi khiến nhiều người nuôi méo mặt, định “chia tay” con tôm. Thế nhưng ở phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng lại khác. Anh Nguyễn Văn Lĩnh (khóm Trà Niên) kể: \\\\\\\"Đầu vụ tôm chết nhiều quá, tôi không có thả. Chỉ mới thả nuôi cách nay được hơn 80 ngày, tôm đã vô 58 con/kg hết rồi. Vụ này tiếp tục khỏe. Sau thất bại vụ nuôi tôm sú, năm ngoái tôi thả lại TTCT rất thành công. Năm nay, tôi tiếp tục thả nuôi TTCT, nhưng theo quy trình mới. Mô hình này không khó, chỉ cần người nuôi có sổ ghi chép tỉ mỉ, tuân thủ đúng quy trình, đúng quy định, khả năng thành công sẽ cao\\\\\\\".

Mô hình anh Lĩnh và nhiều hộ nuôi TTCT ở Vĩnh Châu đang áp dụng là CPF-Turbo Program của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Nhiều người nuôi nhận xét, mô hình này như chiếc phao cứu sinh giúp họ vượt qua thua lỗ, có cơ đổi đời. Anh Thái Văn Hội (xã Vĩnh Hải) nói: \\\\\\\"Giá TTCT năm nay xuống thấp, nhưng tôi vẫn kịp thu lãi 212 triệu đồng trên diện tích nuôi 6.000m2\\\\\\\". Cùng xã này, anh Vương Hồng Xương (Sen) cũng thả nuôi TTCT theo quy trình CPF-Turbo Program trên diện tích 5.000m2, với 200.000 con post; sau thời gian nuôi 84 ngày, thu hoạch 3.750 kg tôm cỡ 46 con/kg, lãi 222 triệu đồng. Anh Xương cho rằng mô hình CPF-Turbo Program và CPF-Green House là bước tiên phong phát triển bền vững cho TTCT.

Ông Nguyễn Tấn Hòa, Trưởng phòng Kinh doanh - Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, CPF-Turbo Program là chương trình phòng bệnh tổng hợp, gồm 4 yếu tố: Con giống phải đảm bảo chất lượng do C.P. cung cấp (sạch bệnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, đồng đều); Thức ăn (cũng của C.P.) chất lượng ổn định, không chứa các chất cấm theo quy định, đạt tiêu chuẩn Global GAP; Phải áp dụng hệ thống an toàn sinh học trong ao nuôi tôm (có hệ thống lưới ngăn chim, bạt ngăn cua, hệ thống khử trùng trước khi cho nước vào ao nuôi và phải có ao chứa nước lắng, xử lý); Quản lý tốt ao nuôi.

>> Tại thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đang áp dụng mô hình CPF-Turbo Program cho 40 ha với trên 60 ao nuôi; đã 47 ao thu hoạch, tỷ lệ thành công trên 95%, tỷ lệ TTCT sống từ ao thử nghiệm trên 90%.

Với mô hình CPF-Green House, anh Quách Học Minh (phường Khánh Hòa) thả nuôi 350.000 post TTCT trong ao ương 1.000m2. Sau 26 ngày, tôm đạt kích cỡ 700 con/kg, tỷ lệ sống gần 100% và được sang qua ao nuôi. Ông Trưởng phòng Kinh doanh - Công ty Cổ phần C.P. Việt Nam giải thích thêm: Sau khi sang qua ao nuôi, chỉ cần 2 tháng nữa tôm nuôi sẽ đạt kích cỡ 45con/kg, đảm bảo an toàn cho người nuôi.

Hướng mới cho người nuôi tôm

Anh Minh kể: \\\\\\\"Năm ngoái, tôi nuôi cá kèo lỗ 600 triệu đồng. Sau đó có người bạn rủ nuôi TTCT nên cuối năm 2011 tôi nuôi thử hai ao, lãi hơn 300 triệu đồng. Đầu năm 2012, tôi làm tiếp 2 ao theo qui trình CPF-Turbo Program, lời gần 400 triệu đồng\\\\\\\". Được Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam hỗ trợ, anh Minh tiếp tục triển khai mô hình CPF-Green House (Ngôi nhà xanh) cho ao ương. Đây là mô hình mới nhất do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam thử nghiệm tại ĐBSCL.

Theo anh Minh, mô hình này nhằm giảm rủi ro trong tháng nuôi đầu tiên mà các vùng nuôi tôm đang gặp phải. Đó là giảm tỷ lệ tôm chết do hội chứng tôm chết sớm (hội chứng gan tụy cấp tính); đồng thời giúp giảm chi phí, tăng vụ nuôi.
Theo các chuyên gia, sở dĩ dịch bệnh trên tôm xảy ra là do ao nuôi không đảm bảo kỹ thuật, hệ thống thủy lợi không đảm bảo, nguồn nước bị thiếu và ô nhiễm, sử dụng con giống không đảm bảo, lạm dụng hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường. Hệ thống thủy lợi còn dùng chung của nông nghiệp, không có kênh cấp kênh thoát riêng biệt, không có ao xử lý nước cấp, xử lý nước thải, nên môi trường ô nhiễm rất nhanh và khi có dịch bệnh sẽ lan nhanh ra cả vùng.

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi chưa xác định được tác nhân, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo người nuôi nên áp dụng quy trình phòng bệnh tổng hợp cho tôm nuôi (nuôi an toàn sinh học). Như vậy, với việc đưa ra quy trình CPF-Turbo Program và CPF-Green House, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã hiện thực hóa khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh và bước đầu mang lại thành công cho người nuôi tôm.

>> Tại phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, theo mô hình CPF-Green House, anh Quách Học Minh thả nuôi 350.000 post TTCT trong ao ương 1.000m2; sau 26 ngày, tôm đạt kích cỡ khoảng 700 con/kg, tỷ lệ sống gần 100% và được sang qua ao nuôi.

http://thuysanvietnam.com.vn/
Đăng ngày 25/10/2012
Hà Anh
Nuôi trồng

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam

Tôm sú chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu tăng cao bởi người tiêu dùng nước này.

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam. Ảnh: cdn.tgdd.vn
• 14:01 01/12/2022

Nuôi xen ghép tôm - cua - cá cho hiệu quả lớn

Trung tâm Khuyến nông- KN Quảng Bình vừa triển khai thành công mô hình nuôi thủy sản xen ghép tôm sú, cá nâu và cua ở xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn).

Tôm sú. Ảnh: agri.vn
• 10:59 12/11/2022

Vì sao giá tôm ở miền Tây đột ngột tăng mạnh

Ba ngày qua, tại Sóc Trăng, Cà Mau... giá tôm nguyên liệu loại kích cỡ lớn tiếp tục tăng cao.

Giá tôm
• 11:43 23/09/2022

Nhiều nông dân mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái

Mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ năm nay, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh tiếp tục mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái (rừng – tôm), nhất là đối với tôm sú. Đây là mô hình vừa đảm bảo tính hiệu quả bền vững, vừa bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.

nuôi tôm sinh thái
• 09:00 17/09/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:32 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:32 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:32 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:32 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:32 26/04/2024