Cử nhân đi nuôi ếch

Là một cán bộ quản lý báo chí - xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hưng Yên từ khi còn rất trẻ, ít ai có thể ngờ rằng, Nguyễn Xuân Duy có thể từ bỏ công việc nhà nước để trở về với đồng quê, làm một anh nông dân chân lấm, tay bùn.

kiem tra ech
Anh Nguyễn Xuân Duy đang kiểm tra sức khỏe của ếch mẹ.

Từ bỏ công chức làm nông dân

Duy năm nay 30 tuổi, xuất thân từ ngôi làng An Lạc, xã Đức Thắng, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Quê anh thanh bình nhưng quanh năm “chiêm khê mùa thối”, nông dân làm lụng sớm khuya nhưng chỉ đủ ăn. Cũng vì cám cảnh bần nông nên Duy đeo đuổi nghiệp học để có cơ hội đổi đời. Năm 2006, anh tốt nghiệp ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn với tấm bằng cử nhân Ngôn ngữ học trên tay. May mắn được vào làm việc tại Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hưng Yên làm công tác quản lý báo chí - xuất bản (sau này, chuyển sang Sở Thông tin Truyền thông) và thi đậu công chức.

Do tính chất công việc phải va đập hằng ngày với thông tin trên báo chí, truyền thông nên Duy đã tích cóp cho mình một phông kiến thức thực tiễn phong phú, đặc biệt là các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp. “Ngày nghỉ, tôi thường vác ba lô đi các tỉnh học nông dân cách làm ăn, ví như mô hình nuôi ba ba (Ninh Bình), sản xuất cá vược (huyện Tiền Hải, Thái Bình), vào huyện Đức Hòa, Long An để tham quan mô hình nuôi ếch thương phẩm”, Duy kể.

Quá trình đó đã giúp cho anh hình thành ước muốn làm giàu và làm chủ. “Nghĩ lại phận công chức thấy mình nghèo quá. Lương cơ bản (năm 2008 - PV) chỉ hơn 800.000 đồng, trong khi đó nhà lại cách cơ quan 15 km. Anh em đồng nghiệp vẫn bảo nhau: Nếu tính chi phí đi lại và ăn trưa thì chẳng còn gì. Trong khi đó ở quê nhà, bố (anh Duy - PV) đang ốm nặng. Mẹ đã khuất núi gần 20 năm. Còn vợ thì mới sinh đứa thứ 2 nên trăm thứ tiền đổ lên đầu”, Duy tâm sự.

Thành công sau liên tiếp thất bại

Với 10 triệu đồng bố mẹ vợ vay hộ, anh quyết định đầu tư vào nghề nuôi ếch bởi kỹ thuật nuôi không phức tạp, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp, chỉ cần kết bè và căng lưới ở ao là nuôi được. Sau khi đã hoàn thành 6 lồng nuôi (mỗi lồng rộng 6m2), Duy mua 3.000 con ếch giống về thả.

Năm ấy ếch lớn rất nhanh, nhưng đầu ra bế tắc, không biết tiêu thụ đi đâu. Gia đình phải mang ra chợ bán lẻ với mức giá bèo bọt 18.000 - 22.000 đ/kg, trừ chi phí lỗ 5 triệu đồng. Tuy vậy, Duy không bỏ cuộc. Anh tiếp tục vay tiền mua 1 vạn cá rô đồng từ miền Nam đưa ra, nhưng khi thu hoạch chỉ được 3 tạ, vậy là hòa vốn. Duy nghĩ, bây giờ chỉ còn cách quay về với con ếch thì mới mong có lời. Nhưng, không phải nuôi ếch thương phẩm mà phải làm ếch giống, bởi nó ít chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường. Anh mua 5 cặp ếch bố mẹ của một hộ dân xã bên với giá 500.000 đ/cặp về thả trong lồng lưới.

Năm đầu tiên ếch không đẻ. Tưởng rằng, mình lại thất bại thê thảm thêm lần nữa nên Duy có hướng chuyển sang con giống khác. “Cuối năm 2009, khi vợ tôi nhận được 5 triệu đồng chế độ bảo hiểm sinh con. Tôi bàn với cô ấy xây một cái bể to để nuôi cá chuối, ba ba với diện tích 40m2, nhưng chưa có giống nên tôi nuôi tạm ếch bố mẹ trong ấy. Kỳ lạ là nó đẻ trứng dày đặc, nở được 120 vạn nòng nọc.

Thành công bước đầu, Duy bay vào trong Nam liên hệ với một số trang trại ếch giống từ Long An, TPHCM mua thêm 50 cặp ếch bố mẹ hết 15 triệu đồng để phát triển trang trại. Tuy nhiên, vì không hợp khí hậu ngoài Bắc nên toàn bộ số ếch trên bị chết. Duy tiếp tục mua thêm 30 cặp nữa, nhưng càng lún sâu vào nợ nần vì thất bại.

Thấy vậy, chủ trại ếch trong Nam ngỏ ý muốn Duy thuê một cái ao rộng 1 ha để nuôi ếch con, phân phối giống cho thị trường miền Bắc giúp họ. Hai chuyến đầu tiên, do vận chuyển bằng tàu hỏa nên ếch giống chết hết. Từ các chuyến sau vận chuyển bằng xe tải nên đã đảm bảo được số lượng đầu con.

Cuối năm 2010, Duy xin nghỉ việc ở Sở Thông tin Truyền thông. Lúc này anh đã có trong tay 100 cặp bố mẹ chất lượng tốt, đủ khả năng cung ứng ếch giống cho thị trường. Anh cho biết: Mỗi năm ếch mẹ đẻ 3 lần. Khi ếch đạt 1 tuổi thì mỗi lần chỉ đẻ được khoảng 1.000 trứng. Còn khi đạt độ già 2 - 3 năm tuổi có thể thu được 3.000 trứng/lần đẻ. Do đó, việc quan trọng nhất là phải giữ được nó sống qua đông bằng cách tăng nhiệt độ nước hoặc đào hầm… Qua 3 năm phát triển, số lượng ếch bố mẹ của trang trại Duy đã lên tới 300 cặp, mỗi năm cung ứng ổn định cho thị trường khoảng 30 vạn giống, thu về khoảng 300 triệu đồng.

Hiện tại, ếch giống của Duy được phân phối khắp các tỉnh thành miền Bắc như: Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai…

“Duy là một thanh niên dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Mặc dù ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ nhưng Duy vẫn kiên trì với con đường mình đã chọn và gặt hái được những thành công mà ít người làm được. Không chỉ là một ông chủ có tư duy làm giàu, Duy còn là một đoàn viên năng nổ, nhiệt tình với các hoạt động của thôn, xã”. - Anh Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Đoàn xã Đức Thắng

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 15/09/2013
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 07:11 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 07:11 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 07:11 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 07:11 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 07:11 27/11/2024
Some text some message..