Cụ ông 81 bỗng được thừa kế từ đại gia thủy sản

Ông Bảo trở lại quê nhà và bất ngờ nhận được khoản tiền thừa kế kếch xù từ người vợ quá cố là nữ đại gia Hoàng Thị Kim Anh sau thời gian 60 năm đường ai nấy đi.

Kim Anh
Bà Kim Anh khi còn sống, đang kể lại chuyện góp vốn của các con.

Sau một thời gian chung sống với người vợ đầu tiên của mình, đến năm 1954 ông Dương Thái Bảo (81 tuổi, ngụ thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) rời quê hương, bỏ lại vợ con ra miền bắc sinh sống và lập gia đình.

Thời gian gần đây, ông Bảo trở lại quê nhà và bất ngờ nhận được khoản tiền thừa kế kếch xù từ người vợ quá cố là nữ đại gia Hoàng Thị Kim Anh sau thời gian 60 năm đường ai nấy đi. Nhưng vụ việc trở nên nóng hơn khi con riêng của vợ cũ và cả con ruột của ông Bảo đều không chấp nhận quyền thừa kế của ông. Cả gia đình vị đại gia này gồm ông Bảo, con trai của ông là Dương Việt Trung và ba người con riêng của vợ cùng kéo nhau ra tòa vì số tiền tỷ này.

81 tuổi đời, 60 năm chia lìa vợ cũ bỗng dưng được thừa kế

Không riêng gì ở Sóc Trăng, mà người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong giới kinh doanh không ai còn lạ gì gia đình bà Kim Anh, một nữ đại gia đi lên từ nhiều khó khăn. Nhờ vào tài kinh doanh giỏi, ngoại giao tốt nên suốt hàng chục năm qua bà Kim Anh cùng với các con của mình không ngừng mở rộng sản xuất thủy sản xuất khẩu, đầu tư nhà hàng, khách sạn …

Chính sự lèo lái, dẫn dắt của người đàn bà tài ba này khiến thương hiệu Kim Anh trở nên nổi tiếng ở miền tây. Theo một vài người bạn thân tín với bà Kim Anh kể lại rằng, bà khởi sự bằng việc mua bán tôm tép ở chợ Sóc Trăng vào những năm 1975. Với sự tần tảo sớm hôm, tích cóp vốn liếng nên khi Sóc Trăng tách tỉnh, bà Kim Anh thành lập doanh nghiệp Kim Anh rồi phát triển thành công ty TNHH Kim Anh vào năm 1994.

Từ ngày ông Bảo bỏ đi, bà Kim Anh đã lập gia đình với người đàn ông khác và sinh được nhiều mặt con, con đường sự nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh.

Tháng 2.2012, bà Kim Anh đột ngột qua đời nên không để lại di chúc phân chia khối tài sản kếch xù của mình. Một thời gian sau, một trong số những người con của bà Kim Anh đã gửi đơn đến TAND thành phố Sóc Trăng yêu cầu chia di sản thừa kế cho 6 anh em vì nữ doanh nhân này có gửi tiết kiệm hơn 1,9 tỷ đồng trong ngân hàng. Thế nhưng bỗng dưng trong danh sách thừa kế xuất hiện ông Dương Thái Bảo – người chồng cũ của bà Kim Anh, sống ngót nghét với bà hơn 60 năm trước. Từ đó sự việc trở nên ly kỳ.

TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên hoãn phiên tòa phúc thẩm "Tranh chấp chia thừa kế" của gia đình bà Hoàng Thị Kim Anh. HĐXX yêu cầu đại diện của cụ Dương Thái Bảo (81 tuổi) thu thập tài liệu chứng minh cụ từng được đơn vị đưa đi tập kết ngoài Bắc sau một thời gian chung sống với bà Kim Anh và có con chung là ông Dương Việt Trung.

Tại phiên tòa sơ thẩm đầu tháng 2.20113 vừa qua, ông Bảo được tòa án đưa vào danh sách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và xác định cụ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo toà, từ năm 1954 cụ Bảo không chung sống với bà Kim Anh nhưng giữa hai người chưa ly hôn. Hôn nhân của cụ Bảo với nữ doanh nhân là thực tế, chưa chấm dứt nên khi mẹ ông Tươi chết sẽ phát sinh quan hệ thừa kế. Vì vậy, HĐXX chia cho cụ Bảo và 6 người con của bà Kim Anh mỗi người hơn 310 triệu đồng.

Không đồng tình với bản án sơ thẩm, VKSND TP Sóc Trăng đã kháng nghị theo hướng không chấp nhận việc ông Bảo được hưởng thừa kế. Ngoài ra, ông Dương Việt Trung (con chung của ông Bảo với bà Kim Anh) với 3 người em cũng kháng cáo, cho rằng cha ra Bắc lấy vợ khác, năm 1993 quay về Nam nhưng không sống chung với mẹ và tiếp tục có thêm vợ.

Ngày mẹ ông mất, cha đến viếng đám tang với tư cách là người bạn, không để tang theo phong tục tập quán vì hai người chia tay gần 60 năm. "Sau khi chia tay cha, mẹ sống với hai người nữa và có thêm 5 người con. Cha tôi không còn là chồng của mẹ nên cấp sơ thẩm chia tài sản thừa kế cho ông ấy gây ảnh hưởng đến quyền lợi các em tôi", ông Trung trình bày với HĐXX phúc thẩm.

"Dù hai người không sống chung gần 60 năm nhưng họ vẫn là vợ chồng vì chưa ai gửi đơn đến tòa án để xin ly hôn", đại diện của cụ Bảo khẳng định ông lão này thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của bà Kim Anh. Nhưng đại diện VKSND tỉnh Sóc Trăng cho rằng cấp sơ thẩm xác định ông Bảo có hôn nhân thực tế với người đã chết, từ đó xác định ông này thuộc hàng thừa kế thứ nhất là không đúng.

Đặc biệt theo thông tư số 60 ngày 22.2.1978 của TAND Tối cao (hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác) mà cấp sơ thẩm đã vận dụng có ghi: "Trường hợp người chồng (vợ) ở ngoài Bắc và người ở trong Nam đều đã lấy vợ, lấy chồng khác thì xem như hôn nhân trước của họ đã chấm dứt, pháp luật không chấp nhận cho họ duy trì cuộc hôn nhân này. Nếu họ tự động chung sống lại thì hôn nhân này là không hợp pháp". VKS bảo lưu kháng nghị theo hướng ông Bảo không được pháp luật công nhận là chồng hợp pháp của bà Kim Anh nên không được chia di sản thừa kế.

Vẫn được chia tài sản vì còn là vợ chồng?

Mới đây, TAND tỉnh Sóc Trăng đã đưa vụ án gây nhiều tranh cãi này ra xét xử lại, theo đó tòa đã bác kháng cáo của các con bà Kim Anh. Theo HĐXX, hai người xa nhau gần 60 năm và ai cũng có gia đình riêng nhưng cuộc hôn nhân của họ vẫn được pháp luật  công nhận vì chưa có một phán quyết nào của tòa án xác định 2 người ly hôn. Vì vậy, HĐXX chia cho cụ Bảo và 6 người con của bà Kim Anh mỗi người hơn 310 triệu đồng.

Liên quan tài sản của bà Kim Anh, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Sóc Trăng chứng nhận Công ty TNHH Kim Anh ở TP Sóc Trăng thành lập năm 1994 gồm 6 thành viên góp vốn là bà Hoàng Thị Kim Anh (30,75%) với 5 người con Đỗ Ngọc Quí (36,39%), Đỗ Ngọc Tài (11%) Đỗ Ngọc Tươi (0,94%) Đỗ Thị Ngọc Sương (10,46%) và Dương Việt Trung (góp 10,46%).

Ban đầu, công ty có vốn điều lệ hơn 2 tỷ đồng nhưng sau 9 lần thay đổi giấy phép kinh doanh vốn tăng lên trên 113 tỷ đồng. Cuối năm 2010, ông Đỗ Ngọc Quí (Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Kim Anh) làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án xác lập quyền sở hữu toàn bộ công ty cho ông, hủy tư cách thành viên của mẹ với 4 anh chị em trong hội đồng thành viên.

Theo ông Quí, mẹ với các các anh chị em có tên trong giấy đăng ký kinh doanh và trong điều lệ của công ty là do trước đây ông nhờ đứng tên dùm để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tháng 5.2012, TAND tỉnh Sóc Trăng xử ông Quí thắng kiện, ông Việt Trung với 3 người em kháng cáo. Ba tháng sau, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xử bác yêu cầu của ông Quí, chấp nhận kháng cáo của anh em ông Trung, công nhận tư cách thành viên Công ty Kim Anh đối với mẹ và 4 anh, em của ông Quí.

Đằng sau phiên tòa, nhiều ý kiến nhận định rằng, với phán quyết mới nhất của TAND tỉnh Sóc Trăng về việc công nhận hôn nhân giữa bà Kim Anh với ông Bảo thì có thể sau này cổ phần của cố doanh nhân tại Công ty TNHH Kim Anh sẽ được chia cho người chồng đã chia tay hơn nửa thế kỷ. Không chỉ thế, dư luận địa phương này còn cho rằng, đây là một vụ án tranh chấp hy hữu hiếm  thấy từ trước đến nay.

Cụ ông hơn 80 tuổi bỗng nhiên được nhận khoản tiền từ trên trời rơi xuống sau mấy chục năm không còn chung sống với người vợ đầu tiên của mình. Và ắt hẳn, câu chuyện tranh chấp tài sản trong gia đình nữ doanh nhân miền tây này có thể sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Cũng như câu chuyện về tình thân giữa cha và những người con sẽ không có hồi kết tốt đẹp.

Người đưa tin
Đăng ngày 30/06/2013
BTV
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 01:10 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 01:10 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 01:10 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 01:10 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 01:10 22/06/2025
Some text some message..