Cụ ông 83 tuổi gắn bó với nghề nuôi cá cảnh từ 6 cặp cá thia lia

Lúc còn trẻ và nhà nghèo, cụ Chỉnh đi xúc lăng quăng rồi được ông chủ thương chia cho 6 cặp cá lia thia. Từ đó, cụ gây dựng cơ sở nuôi cá kiểng. Ở tuổi 83, cụ Chỉnh vẫn đi xúc lăng quăng nuôi cá.

cụ ông nuôi cá cảnh
Mỗi ngày cụ Chỉnh đạp xe 2 bận để đi xúc lăng quăng cho cá ăn

Nhân vật chính trong câu chuyện người đàn ông "khởi nghiệp" từ vài cặp cá lia thia khiến nhiều người nể phục là cụ Bùi Chấn Chỉnh - phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Cụ Chỉnh bắt đầu nuôi cá lia thia, cá cảnh từ năm 12-13 tuổi. Tính đến nay cụ đã có 70 năm tuổi nghề. Dù ở tuổi 83, ngày ngày cụ Chỉnh vẫn đạp xe đi xúc lăng quăng về cho cá ăn.


Cụ Bùi Chấn Chỉnh cho biết, cụ khởi nghiệp từ 6 cặp cá lia thia mà ông chủ cho khi còn đi làm công.

70 năm gắn bó với nghề cá kiểng…

Khi chúng tôi đến nhà, cụ Chỉnh vừa đi xúc lăng quăng về. Cụ bỏ đồ nghề từ trên chiếc xe đạp xuống sân nhà, dẫn chúng tôi ra nhà sau tham quan các bể cá kiểng, cá lia thia của cụ.

Dù tuổi cao, nhưng niềm đam mê nuôi cá kiểng buộc tay chân cụ phải lao động. Ngày ngày, cụ vẫn đi xúc lăng quăng cho cá ăn, vẫn canh cá đẻ, chữa bệnh cho cá…

Cụ Chỉnh đang nuôi 4 loại: Cá Ông Tiên, cá 3 đuôi, cá lia thia và cá 7 màu. Trong mỗi loại cá có từ 6 - 10 giống, như: Cá 7 màu có đến 12 giống; cá lia thia có đến 6 giống và rất nhiều chủng loại 3 đuôi…

Dù có tới hàng chục giống cá, mỗi giống cá có tên gọi khác nhau, nhưng khi kể đến giống nào, cụ Chỉnh đọc tên vanh vách. Như 7 màu có  Úc, Mỹ, Thái, Indo, Malay... Lia thia thì có cá giống Thái, của Mỹ, của Anh, như: lemo galaxy, fancy, super fancy koi…


Từ 6 cặp cá lia thia, cụ Chỉnh cho đẻ thành đàn rồi mở cơ sở nuôi cá kiểng cho đến nay.

Với nghề nuôi cá kiểng, cụ Chỉnh cho biết khó nhất là khâu thuần dưỡng và ép cho cá đẻ. Tuy nhiên, với những giống cá cụ đang nuôi, cụ mát tay nên giống nào cũng đẻ tốt và cá con sống khỏe.

Vì có mấy chục năm gắn bó với nghề nuôi cá, nên ngoài khả năng cho cá đẻ thuần thục, cụ Chỉnh còn tự “bắt mạch” chữa bệnh cho cá.

Cụ Chỉnh chia sẻ: “Cá 3 đuôi mà thấy bơi hơi chậm thì phải lập tức tắm tetra, xanh methylen, rồi quậy nước muối mặn cho nó bơi chừng 2-3 phút thì vớt ra sẽ vệ sinh ngừa bệnh cho nó”. 

Với kinh nghiệm mỗi ngày tích góp, đến nay, cụ Chỉnh đã có thể cho cá 3 đuôi sinh sản bằng phương pháp gây mưa nhân tạo. Nhờ vậy, nguồn cung cá cảnh tại đây luôn dồi dào với mức giá chỉ bằng phân nửa giá bán trên thị trường.  

83 tuổi vẫn đạp xe đi xúc lăng quăng

Theo lời kể của cụ Chỉnh, gia đình ngày xưa nghèo khó, có khi ăn cháo thay cơm. Năm mới 12 -13 tuổi, cậu bé Bùi Chấn Chỉnh đã phải đi xúc lăng quăng bán cho một cơ sở nuôi cá kiểng để kiếm tiền đi học.

Sau này, vì thấy tính tình hiền lành, thật thà, ông chủ cho 6 cặp cá lia thia. Từ 6 cặp cá này, cụ Chỉnh về nhà nuôi dưỡng và cho cá đẻ thành đàn và sau này mở cơ sở nuôi cá kiểng cho đến nay.


Khách thích đến mua cá của cụ Chỉnh vì giá rẻ, cá đẹp, lại được cụ tận tình chỉ cách nuôi, cách cho cá đẻ.

Theo cụ Chỉnh, ngày xưa khi bán cá được 5-7 đồng, ông chỉ ăn 2 đồng, còn dư 4-5 đồng dư ra giúp cậu học sinh tên Chỉnh có tiền đi học và thi đỗ vào trường Phan Thanh Giảng - một trong những ngôi trường uy tín nhất miền Nam.

Tuy nhiên, cụ Chỉnh học đến lớp 11, vì cha mẹ mất sớm và khó khăn nên phải nghỉ học. Sau đó, cụ Chỉnh lập gia đình và lần lượt có 9 người con ra đời.

Cuộc đời cụ chỉ có làm một nghề nuôi cá kiểng. Nhờ nghề này cụ nuôi 9 người con khôn lớn và có công việc ổn định, cuộc sống hạnh phúc.

Do cuộc sống khó khăn nên ngay từ nhỏ cụ Chỉnh đã biết sống tự lập, biết tiết kiệm trong chi tiêu. Cụ dành hết thời cho gia đình vào đàn cá kiểng.

Cụ Chỉnh không dành thời gian uống rượu bia, không hút thuốc lá… Nhờ đó, ở tuổi 83, cụ Chỉnh vẫn đọc sách báo, trí nhớ minh mẫn. Một vài bài học lịch sử, địa lý mà cụ học thuở nhỏ, đến nay ông vẫn còn nhớ và đọc vanh vách.


Với kinh nghiệm mỗi ngày tích góp, đến nay, cụ Chỉnh đã có thể cho cá 3 đuôi sinh sản bằng phương pháp gây mưa nhân tạo.

Khi cụ Chỉnh đang trò chuyện với chúng tôi, vài người khách quen đến mua cá. Một người đàn ông tên Bình cho biết: “TP Cần Thơ có nhiều cơ sở cá kiểng nhưng tôi thích mua cá của ông Chỉnh. Vì cá của ông có màu sắc, giống loại đặc biệt. Ngoài ra, giá cá ông Chỉnh bán chỉ bán bằng một nửa bên ngoài. Đặc biệt, khi tôi hỏi về cách chữa bệnh cho cá, cách cho cá đẻ… ông Chỉnh đều tận tâm chỉ dẫn cho tôi”.

Cụ Chỉnh vừa vớt cá cho anh Bình, cười hề hà nói: “Ngày xưa, người ta hay nói “cho mượn vàng, chẳng ai dẫn đi buôn”. Nhưng với tôi thì khác, con cháu, học trò, đứa nào muốn sống với nghề nuôi cá kiểng, tôi chỉ hết, chẳng giấu làm gì. Vì ngày xưa, tôi biết nghề cá này, cũng nhờ ông chủ thương tình cho cá và chỉ cách nuôi cá mới có cuộc sống như ngày hôm nay”.

Hiện nay, cụ Chỉnh có thu nhập từ những bể cá kiểng khoảng 3 -10 triệu đồng/tháng. Những tháng gần Tết, cụ có thể kiếm từ trên 10 triệu đồng/tháng. Còn chi phí hàng tháng chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng cho tiền điện và nước. Về thức ăn cho cá, chủ yếu là lăng quăng. Loại này, cụ Chỉnh không mất tiền mua vì có thể đi xúc lăng quăng về cho cá ăn.

Dù đã cao tuổi và các con đã yên ổn với cuộc sống riêng nhưng cụ Chỉnh vẫn nhất định gắn bó với nghề nuôi cá kiểng. Cụ Chỉnh tin, lao động là cách chắc chắn để giữ sức khỏe, giữ niềm vui bình dị lúc xế chiều.

Dân Trí
Đăng ngày 15/09/2020
Nguyễn Hành
Nuôi trồng

6 loại cá cảnh dễ nuôi- Mang tài lộc vào nhà!

Các loài cá cảnh đẹp dễ nuôi đang được rất nhiều người tìm kiếm. Ngoài lợi ích mang lại tính thẩm mỹ cho không gian, đặt bể cá hợp phong thủy cũng sẽ giúp gia chủ rước tài lộc vào nhà.

Cá cảnh
• 10:55 06/01/2023

Nâng tầm "cá đại gia" - Cá chép Koi Việt Nam

Nghề nuôi cá chép Koi đang giúp hàng trăm hộ dân ở Hải Phòng "hái ra tiền". Họ đang ấp ủ chiến lược xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho cá chép Koi Việt Nam.

Cá chép Koi Việt Nam. Ảnh: rare-gallery.com
• 13:43 01/11/2022

Các loại bệnh nấm thường gặp trên cá cảnh

Cá cảnh được xem là một thú vui tao nhã được nhiều người ưa chuộng bởi người ta yêu thích hình dáng và màu sắc bắt mắt, đẹp mắt trong bể nuôi. Nếu nuôi cá cảnh, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý và cần biết những loại bệnh có thể và thường tấn công cá cảnh mà bạn nuôi.

Bệnh nấm trên cá
• 09:37 07/10/2022

Ngành cá cảnh cần sự tham gia của các nhà khoa học

Cá cảnh Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 60 thị trường và đã hình thành nghề nuôi cá cảnh ở TP.HCM. Nhưng khoa học công nghệ vẫn còn thiếu trong ngành này.

Cá vàng
• 10:46 28/09/2022

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:23 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:23 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:23 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:23 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:23 29/03/2024