Cua ma cà rồng giá nửa triệu đồng

Bán từ 200.000 đến nửa triệu, thậm chí cả triệu đồng một cá thể, cua ma rồng (vampire crab) là loại sinh vật cảnh hiếm du nhập vào Việt Nam.

cua ma cà rồng
Dài chỉ từ 1 inch, tương đương với gần 3 cm trở lên, xong mỗi con cua ma được rao bán lên tới gần nửa triệu đồng, thậm chí cả triệu đồng ở thị trường sinh vật cảnh quốc tế.

Hiện tại, trên nhiều diễn đàn sinh vật cảnh, loài cua có đôi mắt sáng rực như mắt ma này vẫn được rao bán, tìm mua nhiều. Trước đó, xu hướng chơi cua ma của người mê sưu tầm sinh vật cảnh xuất hiện ở cộng đồng quốc tế và chỉ lan truyền đến Việt Nam khoảng một năm nay.

Tần suất xuất hiện những rao vặt về cua ma không nhiều, do loài vật này vẫn còn độ “hot” và hiếm nhất định trong giới mê sưu tầm sinh vật cảnh. Tại Hà Nội, không có nhiều cửa hàng kinh doanh bán loại cua này.

Theo lời anh Tùng, nhân viên bán hàng một đại lý cá cảnh trên phố Yên Phụ (Hà Nội), trước đây mấy tháng, cửa hàng cũng bán cua ma, nhưng sau này không nhập được nguồn hàng có giá ổn định, nên ngừng kinh doanh.

“Người mua cua ma chủ yếu là khách trẻ, mua về để nuôi giống như nuôi các loại pet (thú cưng) hay những con tép cảnh vì giá phù hợp và không quá đắt đỏ”, anh Tùng tiết lộ.

Xuất hiện sau trào lưu nuôi cá rồng, cá La Hán, tép cảnh, cua ma hay còn có tên gọi khác là cua ma cà rồng (Vampire crab) du nhập về Việt Nam, ban đầu ở một số tiệm kinh doanh cá cảnh. Mỗi con cua nhỏ chỉ khoảng 3-4 cm như cua đồng giá đã lên tới 200.000 đồng đến 300.000 đồng - đắt hơn nhiều so với cua bình thường nhưng vẫn “hot”.

Hoàng, một bạn trẻ đam mê các thú chơi sinh vật cảnh là thủy hải sản cho biết loại cua này có giá phải chăng, màu sắc đẹp và đáng yêu nên được săn lùng nhiều trong thời gian qua.

“Song không phải lúc nào các cửa hàng cũng có sẵn để giao cho khách, đôi khi phải đặt trước”, Hoàng kể.

Anh bạn này cũng tiết lộ, so với một con tép cảnh bé 1-2cm giá 10.000 đồng đến 50.000 đồng, tùy màu sắc và giới tính, thìcua ma không đắt. Tuy nhiên, nếu như nuôi 10-20 con cua ma trong một bể, thì chi phí cũng không rẻ chút nào.

Trong khi thị trường cua ma cà rồng trong nước chưa mấy sôi động, thì ở cộng đồng nuôi sinh vật cảnh quốc tế, loại cua này được săn tìm, rao bán rất nhiều.

Trên mạng mua bán trực tuyến, một con cua ma đực được rao bán 15 USD, còn con cái 25 USD, tương đương với hơn 300.000 đồng đến hơn 500.000 đồng/con.

Mức giá nói trên áp dụng cho những năm 2011, đến nay, giá cua ma được nhiều người mê sinh vật cảnh quốc tế săn tìm đã lên tới 30-40 USD/con, tùy “giới tính” và màu sắc, kích thước.

Vampire crab có nguồn gốc từ đảo Sulawesi của Indonesia, sống tại những khu rừng gần nguồn nước ngọt. Một nửa thời gian cua ma sống trên cạn, thời gian còn lại sống dưới vùng nước nông. Thức ăn của loài này, theo chia sẻ của cộng đồng mê sinh vật cảnh, là bất cứ thứ gì kiếm được, từ giun, dế, các loại cá, côn trùng chết bị rữa cho tới những loại hạt như ngô, đậu…

Nhiệt độ nước lý tưởng với loài cua có đôi mắt to, trừng trừng này, theo những người nuôi sinh vật cảnh có kinh nghiệm, là khoảng 24 độ C. Tuy không quá khó nuôi, song vì ít hàng, nên việc trao đổi, mua bán loại cua này diễn ra chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều người đặt câu hỏi liệu những loài sinh vật ngoại lai nhập về bán tại Việt Nam trong thời gian qua có đặc tính dễ thích nghi với môi trường nhiệt đới, sau khi hết “sốt”, có gây ra làn sóng nguy hại như trước đó là rùa tai đỏ, ốc bươu vàng.

Infonet
Đăng ngày 16/07/2013
mạnh cường
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:23 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:23 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:23 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:23 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:23 27/11/2024
Some text some message..