Đa dạng sản phẩm để tìm “đầu ra”

Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TP Cần Thơ. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm không phải lúc nào cũng thuận lợi. Để đa dạng “đầu ra” sản phẩm, thời gian qua đã có doanh nghiệp phát triển mô hình thủy sản kết hợp với du lịch.

Đa dạng sản phẩm để tìm “đầu ra”
Đa dạng sản phẩm để tìm “đầu ra”

Thiếu nguồn nguyên liệu

Theo Sở Công thương TP Cần Thơ, thủy sản là một trong hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của TP Cần Thơ (sau gạo). Những tháng đầu năm 2017, thành phố xuất khẩu 74.300 tấn thủy sản (chủ yếu là cá tra), tăng 14,8% so với cùng kỳ, với kim ngạch xuất khẩu đạt 238 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong các tháng gần đây, xuất khẩu thủy sản có xu hướng tăng nhẹ, xuất khẩu cá tra sang các nước châu Mỹ, châu Phi bắt đầu tăng. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu cá tra không đủ cho sản xuất, chế biến, doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn trong thu mua nguyên liệu do nông dân “treo ao”, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do những năm qua, giá cá tra nguyên liệu thường thấp dưới giá thành khiến nông dân thua lỗ kéo dài, ngân hàng cũng hạn chế cho vay dẫn tới mất khả năng đầu tư. Từ đó, nông dân “treo ao”, diện tích nuôi giảm mạnh, dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu... Ông Ngô Quang Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông (khu công nghiệp Trà Nóc II), cho biết: “Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cá tra cho xuất khẩu, ngành chức năng, ngân hàng, đơn vị chuyên môn của thành phố cần hướng dẫn kỹ thuật nuôi và hỗ trợ vốn “khởi nghiệp” cho nông dân nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khôi phục lại các ao nuôi, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, an toàn cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu cá tra...”.

Theo dự báo của Sở Công thương TP Cần Thơ, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đang có xu hướng tăng trong thời gian tới, do nhu cầu tiêu thụ nội địa, các trường học, nhà hàng, khách sạn... tại Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc cũng tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là khâu thanh toán. Đối với thị trường Mỹ, trong tháng 9-2017, Luật Farm Bill sẽ có hiệu lực, do đó doanh nghiệp phải đầu tư vùng nguyên liệu cá tra theo quy chuẩn mới, tốn nhiều chi phí. Đồng thời,  doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần tìm hiểu và thực hiện theo các quy định thì sẽ nắm bắt được cơ hội. Các tháng đầu năm nhu cầu nhập khẩu cá tra của Mỹ tăng, tuy nhiên do thiếu nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng lớn, doanh nghiệp chỉ xuất khẩu cầm chừng để giữ khách hàng. Để gỡ khó đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư đa dạng sản phẩm nhằm tìm “đầu ra” thuận lợi hơn…

Gắn kết phát triển du lịch

Nhiều năm qua, TP Cần Thơ cũng xuất hiện mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp phục vụ du lịch. Điển hình như mô hình nuôi cá thác lác cườm, cá tra trên sông của ông Lý Văn Bon (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) gắn kết với mô hình du lịch sinh thái tại cồn Sơn đã phát huy hiệu quả. Mỗi tháng, ông Bon thu về khoảng 15 triệu đồng từ khách tham quan tại các bè cá. Ông Bon cho biết: “Việc khách du lịch đến bè cũng là dịp để quảng bá sản phẩm từ con cá tra, cá thác lác. Vì khách du lịch, nhất là khách nước ngoài có thể thấy được quy trình sản xuất an toàn, từ đó mà tin tưởng hơn vào sản phẩm cá tra, thác lác của TP Cần Thơ cung cấp ra thị trường”.

Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra với sản lượng khá cao tại TP Cần Thơ đang có hướng kết hợp với phát triển du lịch. Những năm qua, công ty đã sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Ông Ngô Quang Trường cho biết thêm: Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông được thành lập năm 2007, chuyên sản xuất các sản phẩm từ cá tra, basa... xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ. Nhiều năm qua, công ty quan tâm cải thiện hệ thống chất lượng, đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn và được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ quản lý đạt chất lượng như: SSOP, GMP, HACCP, HALAL, BRC, IFS, Global GAP, SA 8000:2008, ISO 17025 và BAP... Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư mở rộng ao nuôi cá, các nhà máy chế biến thức ăn cho cá, sản xuất và nuôi trồng theo tiêu chuẩn Global GAP, BAP, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất, đóng gói xuất khẩu. Hằng năm, công ty đóng góp từ 17 tỉ đến 18 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước, giải quyết lao động cho trên 6.000 người. Dự kiến đến cuối năm 2017, doanh thu của công ty đạt trên 150 triệu USD, vượt kế hoạch đề ra... Bên cạnh những thuận lợi, ông Ngô Quang Trường kiến nghị: “Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến xuất khẩu, công ty đề nghị thành phố cho thuê diện tích đất bãi bồi tại đuôi cồn Tân Lộc (quận Thốt Nốt), khoảng 10ha để hình thành vùng nuôi cá tra. Chúng tôi cam kết thực hiện mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái và kết hợp phát triển du lịch, phục vụ khách tham quan mô hình nuôi cá tra sạch tại TP Cần Thơ”.

Những tháng cuối năm 2017, Sở Công thương TP Cần Thơ sẽ khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu; gắn kết các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện liên kết sản xuất, nuôi trồng, bao tiêu nguyên liệu nhằm chủ động trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo ổn định chất lượng hàng hóa xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc; khuyến khích, hỗ trợ nông dân nắm bắt thông tin, sản xuất, nuôi trồng sản phẩm theo tín hiệu của thị trường, đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu... Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, cho biết: “Từ tháng 5-2017 đến nay, giá cá tra giống và nguyên liệu đã giảm dần, việc thả nuôi đã tương đối ổn định, tăng thêm diện tích. Do đó, những tháng cuối năm 2017, nguồn nguyên liệu cá tra có thể đáp ứng đủ cho sản xuất, chế biến xuất khẩu...”.

Trong buổi làm việc với doanh nghiệp nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu gần đây, đồng chí Phạm Gia Túc, Phó Bí thư Thảnh ủy Cần Thơ, nhấn mạnh: “Ngoài các hoạt động tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu, kết nối bao tiêu sản phẩm với nông dân, thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, các ngành chức năng cần tăng cường hỗ trợ xây dựng vùng nuôi đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường cho doanh nghiệp. Trong đó, mô hình nuôi cá tra sạch kết hợp phục vụ du lịch cần sớm thực hiện xây dựng đề án, trình thành phố xem xét, phê duyệt. Vì đây là mô hình có khả năng vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, vừa thu hút khách du lịch đến tham quan...”.

Hiện nay, trên địa bàn TP Cần Thơ có tổng diện tích thả nuôi thủy sản gần 3.000ha; diện tích thu hoạch trên 1.250ha, với sản lượng 75.840 tấn.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 23/08/2017
Hà Văn
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:42 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 11:42 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 11:42 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 11:42 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 11:42 29/11/2024
Some text some message..