Đà Nẵng: Cấm nuôi cá trên sông, dân hoang mang

Cả tháng nay, hàng trăm nông dân nuôi cá lồng trên sông Cẩm Lệ (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) đang “đứng ngồi không yên” vì lệnh cấm nuôi cá mà UBND thành phố ban hành.

nuoi ca be da nang
Người nuôi cá đang rất lo âu sau quyết định cấm của thành phố.

Đường cùng ra ngã 3 sông

Từ năm 1997 đến năm 2005, hàng chục hộ dân của phường Hòa Cường Nam phải nhường đất ở và đất sản xuất của mình để cho UBND TP. Đà Nẵng thực hiện các dự án phát triển thành phố. Theo đó, hàng chục ngư dân đi biển với tàu công suất 30CV cũng bị thành phố cấm ra khơi. Những hộ dân này không còn đất sản xuất và không có phương tiện để sinh sống làm ăn.

Hầu hết người dân không thể chuyển đổi được ngành nghề gì sau khi giải tỏa, tái định cư vì đã luống tuổi và trình độ văn hóa thấp. Vì vậy năm 2006 phòng Kinh tế quận Hải Châu và Trung tâm Khuyến ngư - Nông lâm TP. Đà Nẵng nghiên cứu và đưa vào triển khai Dự án nuôi cá diêu hồng tại ngã 3 sông Cẩm Lệ- Cổ Cò nhằm giải quyết việc làm cho những hộ dân này, ông Huỳnh Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND quận Hải Châu cho biết.

Ông Đặng Văn Châu (64 tuổi, trú phường Hòa Cường Nam) cho biết: Năm 2006 cơn bão lớn đã tàn phá Đà Nẵng, tôi cùng 80 hộ ngư dân khác bị bão đánh chìm tàu thuyền, không còn phương tiện sản xuất. May nhờ mô hình nuôi cá trên sông Cẩm Lệ đã cứu sống 8 miệng ăn của gia đình tôi và giúp gia đình thoát nghèo. Tôi nuôi cá lồng có lãi từ 90-150 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, mô hình này đã giải quyết được việc làm cho 12 lao động là anh em gia đình tôi, với thu nhập ổn định từ 2,5-3,5 triệu đồng/người/tháng.

“Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, khó có thể doanh nghiệp hay mô hình nào giải quyết được việc làm và đem lại cho người dân chúng tôi thu nhập khá như thế” - nông dân Đặng Nữ (phường Hòa Cường Nam) nói. Theo ông Ngô Văn Hưng - Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Nam, hiện nay trên sông Cẩm Lệ có 37 hộ nuôi cá diêu hồng, sử dụng thường xuyên 300 lao động địa phương.

Chủ những bè nuôi vì không còn đất sản xuất và cũng không thể chuyển đổi được ngành nghề gì phù hợp, hết cách nên họ ra đây nuôi cá lồng để nuôi sống gia đình. “Đây là hướng đi đúng, những nông dân mất đất mà không còn phương tiện sản xuất của địa phường này rất phấn khởi” - ông Huỳnh Dũng cũng khẳng định.

“Chúng tôi làm gì để sống?”

Lợi ích từ nuôi cá lồng bè trên sông Cẩm Lệ ai ai cũng đã thấy trong gần 6 năm nay. Mỗi bè 200m2, 6 lồng nuôi, mỗi năm lãi ròng từ 90-150 triệu đồng. Cũng vì vậy mà từ 1 bè năm 2006 nuôi thử nghiệm, đến nay đã có 37 lồng bè...

Vậy mà ngày 7.11.2012 UBND TP. Đà Nẵng ra Công văn số 9339/UBND-KTN thông báo không đồng ý cho những hộ này nuôi cá và gia hạn đến 31.10.2013 phải đóng cửa các lồng bè này. Lý do mà thành phố nêu ra là sợ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt (Nhà máy Nước Cầu Đỏ đang khai thác nước mặt sông Cẩm Lệ).

Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Hưng, thực tế đã rất nhiều lần Sở TNMT, Sở NNPTNT Đà Nẵng kiểm nghiệm mẫu nước sông Cẩm Lệ, mẫu thức ăn nuôi cá và kết luận hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì đến nguồn nước sản xuất phục vụ sinh hoạt.

Ông Nguyễn Đình Hiệp - chủ 1 bè nuôi cá điêu hồng và nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Cường Nam cho rằng: Không có hoạt động kinh tế nào của nông dân cho hiệu quả kinh tế bằng nuôi cá lồng. Lãi ròng 100 triệu/bè/năm là chuyện thường. Bè nuôi đặt ở khu vực ngã ba sông, nước chảy không hề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ. Đáng tiếc hoạt động này đang đứng trước nguy cơ bị dẹp bỏ.

Theo ông Hiệp, trong cuộc tiếp xúc cử tri tháng 11.2012, các hộ nuôi cá trên sông đã nêu ý kiến với ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng. Ông Thanh đã nói sẽ cho các hộ dân tiếp tục nuôi cá lồng trên sông, với điều kiện là không làm ảnh hưởng môi trường và không gia tăng số lồng bè.

Nhưng nay có Công văn 9339 của thành phố, các hộ dân không biết nghề sinh sống của mình có được tồn tại. Một số hộ nuôi bày tỏ: Nếu thành phố cấm thì chúng tôi chấp hành, nhưng chúng tôi sẽ “chết”, bởi vì mỗi bè phải đầu tư gần nửa tỷ đồng để làm lồng, mua con giống thức ăn… mà phần lớn phải đi vay trả lãi. Cấm thì các hộ không biết chúng tôi biết làm gì để sống...

Ông Lê Công Hồ- Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP. Đà Nẵng cho biết: Chúng tôi đã vài lần cử cán bộ phối hợp cùng Sở TNMT xuống kiểm tra thức ăn và mẫu nước tại các lồng bè nuôi cá điêu hồng trên sông Cẩm Lệ. Kết quả là thức ăn và mẫu nước vẫn đạt chuẩn an toàn. Tuy nhiên UBND thành phố quyết định cấm nuôi vì lý do quy hoạch của thành phố trong tương lai.

Thành phố đã đã ra quyết định và đơn vị chúng tôi phải chấp hành và không có ý kiến gì nữa. Từ nay đến tháng 10.2013, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành khác đề xuất thành phố hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho những hộ này.

Dân Việt
Đăng ngày 14/12/2012
Đình Thiên
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:07 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:07 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:07 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:07 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:07 26/04/2024